7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tước giấy phép kinh doanh

Việc tước giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 7 doanh nghiệp đầu mối nằm trong kết quả thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối của Bộ Công Thương hồi tháng 2.
7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tước giấy phép kinh doanh

Theo thông tin của Zing, từ tháng 7, Bộ Công Thương đã tước giấy phép hoạt động của 7 doanh nghiệp đầu mối xuất, nhập khẩu xăng dầu.

Lãnh đạo Vụ thị trường trong nước cho biết việc xử lý vi phạm các doanh nghiệp đầu mối này nằm trong kết quả thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu của tất cả các doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.

Trước đó, ngày 17/2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp triển khai quyết định của Bộ Công Thương về việc thanh tra việc chấp hành quy định về kinh doanh xăng dầu của tất cả các doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.

Việc thanh tra này được đưa ra trong bối cảnh thị trường có nhiều xáo trộn khi nguồn cung đứt gãy cục bộ tại một số địa phương. Theo đó, Bộ lập 3 đoàn thanh tra, giám sát thanh tra tiếp tục thực hiện việc thanh, kiểm tra 33 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Đoàn thanh tra sẽ làm rõ các vấn đề như việc đăng ký hệ thống phân phối của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định...; báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu; báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, xuất khẩu xăng dầu.

Đồng thời Bộ cũng thanh tra các hoạt động mua, bán, xuất nhập khẩu xăng dầu; tuân thủ nhập theo hạn ngạch tối thiểu được Bộ Công Thương phân bổ; tuân thủ quy định về cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu; sở hữu, đồng sở hữu hệ thống hạ tầng kinh doanh xăng dầu; hệ thống phân phối và quy định về dự trữ lưu thông...

Theo tính toán của Bộ Công Thương, nhu cầu xăng dầu trong nước cả năm nay vào khoảng 20,7 triệu m3, trong đó, nguồn cung trong nước đóng góp khoảng 14,4 triệu m3, còn lại là nhập khẩu.

Trong quý II, nhu cầu xăng dầu cả nước vào khoảng 5,2 triệu m3, trong khi nguồn cung từ cả trong nước và nhập khẩu vào khoảng 6,7 triệu m3. Như vậy, trong quý III, thị trường sẽ có sẵn khoảng 1,5 triệu m3 xăng dầu tồn kho, cùng với nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu theo kế hoạch, nhu cầu xăng dầu quý III và cuối năm có thể được đảm bảo.

Hiện, giá xăng trong nước đã giảm hơn 7.000 đồng/lít, xuống quanh mức 24.000-25.500 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng hết xăng dầu cục bộ tại một số địa phương trước kỳ điều chỉnh giá xăng do nguồn hàng gián đoạn cục bộ.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng: “Nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, sẽ tài trợ thêm 1 tỷ USD cho VinFast”

“Nói thị trường nghi ngờ dòng tiền và năng lực của Vingroup là không có cơ sở, đây là tin đồn và dụng ý khác nhau. Đến giờ này chúng tôi chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng lãi nào, chưa nói đến gốc, các kế hoạch tài chính được vạch ra và thực hiện nghiêm túc”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup nói.

Chat với BizLIVE