ADB lo ngại những “đám mây đen” bắt đầu xuất hiện trong xuất khẩu của Việt Nam

Trong thời gian tới Fed nâng lãi suất, thương mại và kinh tế toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng. Sự suy giảm về kiều hối cũng sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của Việt Nam.
Họp báo ADB sáng nay (21/9) - Ảnh: Ngọc Diệp
Họp báo ADB sáng nay (21/9) - Ảnh: Ngọc Diệp

Hôm nay (21/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) họp báo công bố những dự báo về kinh tế và lạm phát Việt Nam năm 2022 và 2023.

Theo Giám đốc Quốc gia của ADB, ông Andrew Jeffries, nền kinh tế đã phục hồi nhanh hơn dự kiến, hỗ trợ bởi sự phục hồi trong lĩnh vực chế biến chế tạo và tiêu dùng trong nước. ADB giữ nguyên dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm nay và 6,7% trong năm 2023; lạm phát được kiềm chế tốt.

Chính sách tiền tệ thận trọng của Việt Nam và chính sách kiểm soát chi phí giá cả thực phẩm, y tế giáo dục sẽ giữ lạm phát Việt Nam ở mức 3,8% và khoảng 4% trong năm 2023.

Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn còn khá tốt còn toàn cầu có nhiều bất ổn. Suy thoái kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Các ngành thâm dụng lao động sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, ông Jeffries phân tích.

VIỆT NAM CÓ NỀN TẢNG KINH TẾ VĨ MÔ VỮNG VÀNG

Còn theo ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng ADB Việt Nam, bối cảnh chung của tình hình phục hồi kinh tế châu Á. Không những tại Việt Nam mà tại nhiều nước khác, tỷ lệ phủ vaccine cao đã giúp cho các nền kinh tế châu Á được mở cửa và phục hồi tăng trưởng.

Mức độ giảm mạnh của các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 bắt đầu giảm từ giữa năm 2021 và đặc biệt từ đầu năm 2022. Như vậy rõ ràng các nước châu Á áp dụng biện pháp phòng dịch linh hoạt.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn duy trì Zero-COVID, nhưng tác động của việc chuyển đổi mô hình từ nghiêm ngặt sang linh hoạt hơn đã giúp châu Á phục hồi, chỉ số PMI đi lên mạnh tại các nước châu Á. Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế phục hồi mạnh.

Ông Cường chỉ ra tăng trưởng kinh tế Việt Nam có điểm tương đối khác, ngoài các yếu tố khác thì nền tảng kinh tế vĩ mô mạnh giúp Việt Nam phục hồi và tăng trưởng nhanh. Bởi so với nhiều nước phục hồi và tăng trưởng tốt nhưng nền tảng ổn định không vững vàng và chắc chắn như Việt Nam thì cũng không duy trì được mức độ tăng trưởng như Việt Nam. Việt nam là nền kinh tế duy nhất ở châu Á được nâng hạng trong khi xếp hạng của các nền kinh tế khác giữ nguyên.

Theo tính toán của ADB, cân đối ngân sách của Việt Nam ổn định, thu ngân sách tăng trưởng 19,4% do thu từ xuất khẩu dầu và thu nói chung tăng lên. Chi ngân sách, đặc biệt chi cho an sinh xã hội ở mức khiêm tốn. Kết quả cuối cùng, thặng dư ngân sách đặt 5% GDP trong nửa đầu năm, cao hơn hẳn so với con số 2% của cùng kỳ.

Tình hình tại Việt Nam ổn định và vững vàng hơn rất nhiều tại các nước khác ở châu Á.

Ông Cường phân tích chính sách tiền tệ mở, linh hoạt của Việt Nam, một mặt vẫn cung cấp tín dụng cho kinh tế phát triển và vẫn đảm bảo chống lạm phát. Tín dụng được giám sát chặt chẽ với những lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro cao. Trần tín dụng được duy trì ở mức khoảng 14%.

Giữa hạn chế lạm phát và duy trì tín dụng ở mức 14% thì vẫn đảm bảo được cả hai mục tiêu. Việt Nam đã hút về 100.000 tỷ trong nửa đầu năm bằng công cụ tín phiếu, tỷ giá của tiền đồng được giữ ổn định, mức mất giá chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên cũng phải nói đến rằng tiền đồng Việt Nam không mất giá nhiều nhưng cũng tăng giá so với nhiều đồng tiền khác và vì vậy ảnh hưởng đến cán cân thương mại.

Điều hành giá của Chính phủ rất linh hoạt. Với các biện pháp này, giá xăng dầu được điều chỉnh phù hợp với diễn biến của thế giới.

Việc tự cung tự cấp được lương thực, với sự phục hồi của chuỗi cung ứng và chính sách tiền tệ linh hoạt, Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát ở mức 2,6% trog 8 tháng đầu năm. Đây có thể coi như một kết quả rất khả quan.

Chính nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững, nhiều động lực truyền thống của Việt Nam cũng giống như các nước khác. Tăng trưởng kinh tế được hỗ trợ quan trọng bởi công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ. Dịch vụ phục hồi tăng trưởng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch nội địa và các dịch vụ du lịch tăng trưởng 6,6% trong nửa đầu năm. Dịch vụ ngân hàng cũng tăng trưởng trên 9% trong cùng khoảng thời gian này.

Động lực quan trọng tiếp theo của tăng trưởng chính là sự phục hồi của nhu cầu nội địa, có thể thấy đây là xu thế chung của các nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á. Khi các biện pháp chống dịch ngặt nghèo chuyển sang chống dịch linh hoạt, không ngạc nhiên khi tiêu dùng lên mạnh. Bán lẻ tăng 65,9% trong 5 tháng.

Cũng giống như nhiều nền kinh tế khác, phải kể đến sự tăng trưởng của thương mại và đầu tư. Thặng dư thương mại đạt 4 tỷ USD. Tuy nhiên kinh tế thế giới đang trên đà suy giảm và được cho là sẽ cản trở tăng trưởng của Việt Nam. Đăng ký FDI có giảm nhưng giải ngân FDI 8 tháng đầu năm tăng mạnh đạt 12,8 tỷ USD nhờ sự cải thiện về môi trường kinh doanh.

Vai trò của thị trường ASEAN với Việt Nam ngày một lớn hơn. Tăng trưởng của Việt Nam với thị trường ASEAN lên rất nhanh, nó cho thấy xu thế hội nhập kinh tế khu vực giữ vai trò chủ đạo.

Đối với Hàn Quốc, Hàn Quốc cũng nổi lên như thị trường nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Thực tế này cho thấy kết nối của Việt Nam với chuỗi cung ứng thế giới đang cao hơn. Thương mại của Việt Nam với Mỹ đồng thời phát triển mạnh.

CẦN CHÚ Ý ĐẾN NHIỀU SỨC ÉP LÊN TĂNG TRƯỞNG
TỪ BÊN NGOÀI

Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng ADB lo ngại dù xuất khẩu tăng mạnh nhưng đã bắt đầu xuất hiện những “đám mây đen” trong xuất khẩu.

Trong tháng 8/2022, số lượng các đơn đặt hàng đã giảm. Số lượng đơn đặt hàng từ Hàn Quốc, Đài Loan giảm kéo theo một số thị trường khác. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên, và đặc biệt khi mà trong thời gian tới Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, thương mại và kinh tế toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng. Sự suy giảm về kiều hối cũng sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của Việt Nam.

ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2022 và năm 2023 tuy nhiên giữ nguyên dự báo tăng trưởng với kinh tế Việt Nam. Nhìn vào các động lực tăng trưởng, nông nghiệp sẽ tăng trưởng 3,5%, có phần sụt giảm chủ yếu do chi phí đầu vào tăng. Công nghiệp sẽ tăng trưởng 8,5%, xuất khẩu sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự suy giảm về kinh tế Việt Nam và toàn cầu.

Chuyên gia ADB nhận định trong thời gian tới, rủi ro lớn với kinh tế tăng trưởng vẫn là dịch bệnh. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của chủng mới, làn sóng dịch bệnh sẽ vẫn xuất hiện và gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. Ngoài ra phải kể đến rủi ro căng thẳng địa chính trị. Giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế các nước. Ngoài ra phải kể đến kịch bản thắt chặt tiền tệ.

Trong bối cảnh các nước đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ, gây ra thêm nhiều sức ép lên điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam. Các nước phát triển tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ, nếu Fed tiếp tục nâng lãi suất và các điều kiện tài chính khu vực sẽ khó khăn hơn nữa. Sức ép lên tỷ giá sẽ tạo ra sự đảo chiều dòng vốn.

Ông Cường phân tích sự đảo chiều dòng vốn của năm 2022 và năm 2023 sẽ khác với năm 1998, có thể do động thái của Fed nâng lãi suất, dòng vốn ngắn hạn có thể chảy ra, nhưng vốn trung và dài hạn như FDI sẽ tăng lên bởi nền tảng kinh tế vĩ mô tại châu Á, đặc biệt Việt Nam, rất ổn định. Vì vậy, Việt Nam cũng không nên chịu quá nhiều sức ép nhằm đảm bảo chống lạm phát và duy trì tăng trưởng.

Việc cải cách thể chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi nhanh nhưng nhiều doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn với vấn đề lao động. Chậm thực hiện đầu tư công và các khoản chi tiêu xã hội so với kế hoạch, đặc biệt là việc thực hiện chương trình phát triển và phục hồi kinh tế của chính phủ sẽ làm giảm tốc độ phát triển trong năm nay và năm sau.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE