Ấn Độ hạn chế xuất khẩu đẩy giá gạo tăng cao, làm tê liệt thương mại gạo ở châu Á

Theo phản ảnh của các thương nhân, gạo đang chào giá cao nhưng vẫn rất khó mua nên giao dịch trầm lắng, dẫn đến cảnh vắng vẻ khác thường so với việc các ghe hoạt động tấp nập của những ngày trước. Sáng ngày 22/9 tại chợ đầu mối gạo Cái Bè chỉ có 7 ghe gạo cập bến.
Sáng ngày 22/9 tại chợ đầu mối gạo Cái Bè chỉ có 7 ghe gạo cập bến. Ảnh một doanh nghiệp cung cấp
Sáng ngày 22/9 tại chợ đầu mối gạo Cái Bè chỉ có 7 ghe gạo cập bến. Ảnh một doanh nghiệp cung cấp

Ấn Độ, nước chiếm khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu và xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia, với cố gắng tăng nguồn cung và hạ nhiệt giá gạo trong nước do thời thiết bất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo.

Vào ngày 9/9, trong một nỗ lực kiểm soát giá nội địa đã cấm xuất khẩu gạo tấm và đánh thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại gạo.

Giao dịch gạo tê liệt do các thương nhân “nằm yên nghe ngóng tình hình”

Hiện vụ lúa Hè Thu khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch gần xong, lúa chưa thu hoạch ngoài đồng còn ít cộng với việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo giúp giá gạo trong nước tăng lên cao.

“500 đồng/kg gạo chênh lệch giá là định mức phá vỡ mọi cam kết bằng miệng giữa hàng xáo, chủ kho và cò gạo... mọi người bỏ chạy tán loạn, bẻ kèo từa lưa. Đó là đặc trưng thú vị của thị trường gạo miền Tây lúc này”, một thương nhân nói.

Theo Reuter, việc Chính phủ Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo để thay thế nguồn cung người mua đang tìm đến các nước cung cấp gạo là Việt Nam, Thái Lan và Myanmar - nơi người bán đang trì hoãn các giao dịch khi giá tăng đã làm tê liệt giao dịch gạo ở châu Á.

Himanshu Agarwal - CEO tại Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ, cho biết, giao dịch gạo bị tê liệt trên toàn châu Á. "Các thương nhân không muốn cam kết bất cứ điều gì một cách vội vàng. Vì vậy, không ai dám chắc giá sẽ tăng bao nhiêu trong những tháng tới”, ông Himanshu Agarwal nói.

Giá gạo ở châu Á đã tăng 5% kể từ khi Ấn Độ thông báo hạn chế xuất khẩu gạo, các nhà xuất khẩu Ấn Độ ngừng ký hợp đồng mới buộc người mua tìm nguồn cung từ Thái Lan, Việt Nam và Myanmar, những nước đã tăng giá gạo trắng 5% tấm lên khoảng 30 USD/tấn sau khi có lệnh hạn chế xuất khẩu gạo từ Ấn Độ.

Một thương nhân ở Singapore cho biết, trước khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, gạo 5% tấm của Myanmar được báo giá khoảng 390-395 USD/ tấn (FOB). Hiện nay, giá gạo Myanmar tăng 50 USD/tấn, trong khi các nhà cung cấp ở Thái Lan, Việt Nam báo giá cao hơn, và sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn đối với gạo Thái Lan và Việt Nam.

Tại Ấn Độ, lượng mưa trong các tháng 7 và 8 sẽ giúp xác định diện tích lúa được gieo sạ, và các bang sản xuất gạo lớn của Ấn Độ như Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh đang nhận được lượng mưa ít hơn từ 30% đến 40%.

Chính phủ Ấn Độ gần đây đã thông báo rằng sản lượng gạo trong mùa gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 10 có thể giảm từ 10 đến 12 triệu tấn, điều này ngụ ý rằng năng suất cây trồng có thể giảm tới 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những quốc gia châu Á nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ?

Các nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới là Philippines và Indonesia có thể sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức với giá gạo cao hơn.

Tuy nhiên, trong một động thái nhằm trấn an người dân trong nước về nỗi lo giá gạo và nguồn cung bất ổn.

Hôm 21/9, Thượng nghị sĩ Imee Marcos cho biết, không có lý do gì để Bộ Nông nghiệp Philippines nhập khẩu thêm gạo, và bà này lưu ý rằng nông dân trong nước đang sản xuất lúa gạo tạo nguồn cung dồi dào cho đất nước.

“Bộ Nông nghiệp Philippines không có lý do gì để kêu gọi nhập khẩu thêm gạo, điều này sẽ chỉ làm giảm giá nông sản của trong nước. Những người nông dân của chúng ta đang làm rất tốt việc sản xuất ra nhiều lúa gạo hơn tạo nguồn cung dồi dào cho nội địa. Ngoài ra, không còn giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu (SPS-IC) hợp lệ để biện minh cho việc nhập khẩu nhiều gạo hơn trong năm nay,” bà Imee Marcos nói.

Bà Imee Marcos cho biết thêm, trong quý IV, nguồn cung gạo trong nước đạt 6,24 triệu tấn so với nhu cầu 4,02 triệu tấn. Điều này sẽ giúp tồn kho dự trữ được bổ sung thêm 2,22 triệu tấn vào cuối năm nay. Vì đang vào thu hoạch nên Philippines buộc giảm nhập khẩu gạo thường nhưng họ vẫn mua gạo thơm.

Philippines, nước nhập khẩu hơn 20% nhu cầu tiêu thụ gạo, là quốc gia ở châu Á có nguy cơ tăng giá gạo cao nhất. Lạm phát ở nước này ở mức 6,3% vào tháng 8, dữ liệu từ Cơ quan thống kê Philippines cho thấy - cao hơn phạm vi mục tiêu của ngân hàng trung ương là 2% đến 4%. Do đó, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ sẽ là một đòn giáng mạnh vào Philippines.

Indonesia có thể là quốc gia thứ hai ở châu Á bị ảnh hưởng nặng từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Tuy nhiên, Singapore cũng nhập khẩu tất cả gạo để tiêu dùng, với 28,07% trong số đó đến từ Ấn Độ vào năm 2021. Theo Trade Map, Singapore sẽ không dễ bị tổn thương như Philippines và Indonesia vì “tỷ trọng gạo trong rổ tính CPI của họ là khá nhỏ".

Một số quốc gia có thể được hưởng lợi

Dự kiến, năm 2022, Ấn Độ sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu khoảng 25%, khoảng trống này sẽ được Việt Nam và Thái Lan lắp vào.

Là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới, nên Thái Lan và Việt Nam sẽ trở thành lựa chọn thay thế cho các nước đang tìm cách lấp đầy khoảng trống này.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ ngày 1/1 đến ngày 15/9, cả nước đã xuất khẩu được 5,029 triệu tấn gạo, trị giá 2,443 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 18,96% về lượng và 8,69% về trị giá, do giá gạo xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, với lệnh cấm của Ấn Độ đang đẩy giá gạo xuất khẩu tăng lên sẽ giúp gạo xuất khẩu Việt Nam được hưởng lợi.

Gạo là lương thực chính của hơn 3 tỷ người trên thế giới, vào năm 2007, khi Ấn Độ cấm xuất khẩu, giá gạo toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục khoảng 1.000 USD/tấn.

Đọc tiếp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Chat với BizLIVE