Ấn Độ sắp mất danh hiệu nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất

Ấn Độ sắp mất danh hiệu nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay, do chịu ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng suy yếu ở trong và ngoài nước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Thống kê Ấn Độ ngày 6/1 vừa công bố dự báo chính thức đầu tiên cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này sẽ tăng 7% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023.

Hãng Bloomberg đưa tin, tỷ lệ 7% của Ấn Độ sẽ xếp sau mức tăng trưởng dự kiến 7,6% của Saudi Arabia, với lợi thế từ tình hình giá năng lượng tăng đột biến. Trong năm tài khóa trước đó, tăng trưởng GDP của Ấn Độ là 8,7%.

Ấn Độ đã có một khởi đầu thuận lợi cho năm tài khoá hiện tại, với kỳ vọng rằng các nguồn nhu cầu sẽ thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ ba châu Á. Nhưng sự lạc quan này đã nhanh chóng phai nhạt khi chính sách thắt chặt tiền tệ chưa từng thấy của các ngân hàng trung ương nhằm giảm lạm phát đang đẩy nhiều nền kinh tế tiên tiến đến suy thoái, và cùng lúc đó là kìm hãm tăng trưởng ở những nền kinh tế khác.

Nhà kinh tế Kunal Kundu tại Societe Generale đánh giá nhu cầu tiêu dùng trong nước không đủ mạnh để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa do tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và tiền lương thực tế ở mức thấp kỷ lục.

Theo ông, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này đã không tăng trưởng đủ nhanh để đáp ứng khoảng 12 triệu người tham gia lực lượng lao động mỗi năm.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, vốn đã tăng lãi suất cơ bản lên 2,25% trong năm tài khóa này, vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại chính sách thắt chặt tiền tệ. Hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng ngân hàng này sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào cuộc họp ngày 8/2 tới.

Tuy nhiên, theo tạp chí Financial Times, chuyên gia cấp cao Chetan Ahya tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley đã dự báo rằng thay đổi trong cách tiếp cận chính sách theo hướng thúc đẩy đầu tư cùng với lợi thế về nhân khẩu học và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2027, với dự báo GDP tăng gấp đôi trong 10 năm tới.

Theo Báo Tin tức

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE