An ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa sau động thái mới nhất từ phía Nga

Nhiều nước đang rất cần nguồn cung lương thực, ngũ cốc từ Ukraine có thể sẽ gặp khó bởi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhà đầu tư đang chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng giá ngũ cốc tăng cao sau khi Nga rời khởi thỏa thuận cho phép nông sản của Ukraine được vận chuyển qua khu vực biển Đen sang những thị trường xuất khẩu đang cần sản phẩm của Ukraine nhất, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Động thái mới nhất của phía Nga không khỏi khiến cho nhiều nhà lãnh đạo các nước trên thế giới phải chạy đua để cứu thỏa thuận tan vỡ giữa UN và Thổ Nhĩ Kỳ về lương thược nhằm ngăn nhóm các cộng đồng dân cư chịu rủi ro bị đói.

Thỏa thuận đạt được vào tháng 7/2022 đã giúp làm hạ nhiệt thị trường lúa mì tương lai sau khi giá sản phẩm này tăng lên mức cao kỷ lục ngay khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang vào hồi tháng 2/2022. Tình hình căng thẳng thương mại gần đây nhiều khả năng sẽ trở nên tệ hại hơn và làm tồi tệ vấn đề lạm phát và đẩy toàn cầu vào khủng hoảng lương thực tệ hại hơn. Phép thử đầu tiên của thị trường sẽ diễn ra ngay vào sáng thứ Hai tuần này.

Trưởng bộ phận phụ trách các sản phẩm ngũ cốc tại quỹ ED&F Man Capital Markets tại Chicago, ông Charlie Sernatinger, nhận xét: “Chắc chắn giá mở cửa thị trường sẽ cao hơn”.

Việc giá tăng đến đâu vẫn còn khá khó dự báo bởi thỏa thuận đảm bảo an ninh lương thực hiện tại dự kiến sẽ hết hạn vào cuối tháng 11/2022 nếu không có thỏa thuận mới nào được thông qua.

Giá cả các loại sản phẩm sẽ có thể nóng lên ngay khi mà Nga rút khỏi thỏa thuận về ngũ cốc này.

Trong cuối tuần qua, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (UN) đã cố gắng đàm phán để có thể cứu được thỏa thuận dù rằng phía Nga nói rằng bất kỳ diễn biến nào tiếp theo chỉ có thể được quyết định sau khi có cuộc điều tra đầy đủ về cuộc tấn công vào chiến hạm trên biển của Nga. Hai bên liên quan đến thỏa thuận này cùng với Ukraine đã thống nhất về hướng đi mới cho các tàu chở ngũ cốc của Ukraine, điều này nhiều khả năng sẽ làm giảm đáng kể tác động của việc Nga rút khỏi thỏa thuận này.

Sau động thái mới nhất từ phía Nga, các chuyên gia nhận định rằng giá ngũ cốc nhiều khả năng sẽ không tăng mạnh như hồi tháng 3/2022, một phần bởi thị trường cũng đã dự báo trước được về khả năng Ukraine sẽ không có được sản lượng tiềm năng như tính toán trước đây trong năm nay.

Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế tại Washington, ông David Laborde, nhận xét: “Nhiều nhà sản xuất khác cũng đã có những điều chỉnh”. Tuy nhiên giá ngũ cốc nhiều khả năng sẽ tăng từ 5 đến 10% trong những ngày sắp tới khi mà các thị trường đón nhận tin xấu.

Giám đốc điều hành (CEO) của tổ chức phi chính phủ Oxfarm, bà Gabriela Bucher, mới đây nhấn mạnh cần phá bỏ thế độc quyền và áp thuế lợi tức phụ thu (thuế đánh trên số lợi nhuận lớn, bất ngờ) trong hệ thống lương thực thế giới nhằm ngăn chặn nạn đói.

Phát biểu tại hội thảo về khủng hoảng lương thực và mối đe dọa gây mất ổn định toàn cầu trong khuôn khổ Sáng kiến Toàn cầu Clinton (CGI) năm 2022 tại New York (Mỹ), CEO Bucher nêu rõ toàn bộ hệ thống lương thực đã được định hình theo cách "rất mong manh và vô cùng bất bình đẳng".

Theo bà, toàn bộ hệ thống này được sắp đặt theo cách mang lại lợi ích cho 1% các tập đoàn lương thực quy mô rất lớn. Các thực thể này cùng bốn liên danh lớn đang kiểm soát 70% thị trường lương thực toàn cầu.

CEO Bucher lưu ý rằng đã có tới 62 "tỷ phú lương thực" mới trong giai đoạn đại dịch COVID-19, trong khi chính những người nông dân canh tác quy mô nhỏ lại phải chịu cảnh đói kém do mùa màng thiếu phân bón cùng những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Theo CEO của Oxfarm, một yếu tố then chốt để tìm kiếm những giải pháp dài hạn là xử lý toàn bộ hệ thống bằng cách phá vỡ thế độc quyền, cũng như áp thuế lợi tức phụ thu, đặc biệt là trong hệ thống lương thực.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE