Bất động sản không còn là kênh giữ hàng số 1, người giàu tiết lộ 6 nơi "cất tiền" là bí quyết giúp họ càng giàu thêm

Không ít người tự hỏi rằng, người giàu thường giữ tiền ở đâu để bảo vệ tài sản của mình không bị hao hụt theo thời gian.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hầu hết triệu phú hay tỷ phú tự thân trên thế giới đều giàu có dần theo thời gian và phát triển khối tài sản của mình. Điều này khiến không ít người đặt câu hỏi rằng họ đang đầu tư hay giữ tiền ở đâu để duy trì sự giàu có đó.

Dưới đây là danh sách một số nơi mà người giàu thường "cất tiền”, cũng là bí quyết giúp họ tăng trưởng số tài sản của mình một cách bền vững, theo tổng hợp của Yahoo! Finance:

1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền là phần tài sản phổ biến mà người giàu luôn có. Mặc dù không được coi là một khoản đầu tư, nhưng tiền mặt là một tài sản lưu động , có nghĩa là bạn có thể sử dụng nó theo nhiều cách khác nhau, ngay khi bạn có nhu cầu hoặc mong muốn.

Trong một cuộc khủng hoảng, có sẵn tiền mặt giúp bạn linh hoạt ứng phó với mọi rủi ro có thể xảy ra. Đó là lý do tại sao nhiều người giàu giữ một phần tài sản đáng kể của mình dưới dạng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.

Tuy nhiên, tại các quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng cao, tiền mặt sẽ ít được chú trọng hơn. Lạm phát khiến giá trị của đồng tiền giảm xuống, do đó, có quá nhiều tiền trong tay trong thời kỳ lạm phát có thể đồng nghĩa với việc thua lỗ đáng kể. Khi đó, tỷ trọng tiền mặt sẽ giảm xuống, các kênh dưới đây sẽ được ưu tiên hơn.

2. Hàng hóa

Hàng hóa thường là một phần khác trong các “kênh cất tiền” của người giàu. Việc sở hữu những tài sản như vậy có thể giúp phòng ngừa rủi ro, lạm phát và biến động.

Chẳng hạn, trong một kịch bản mà lạm phát đang gây khó khăn cho thị trường, việc đầu tư vào nguyên liệu thô có giá trị sẽ giúp bảo vệ lợi ích của bạn, cân bằng với các phần đang gặp khó khăn trong danh mục đầu tư.

Thực tế, con người và các nền kinh tế phụ thuộc vào hàng hóa, và lạm phát khiến chúng trở nên đáng giá hơn. Nguyên liệu thô và sản phẩm như kim loại quý, kim loại công nghiệp, dầu và khí đốt tự nhiên, cà phê, ngũ cốc, thịt lợn và đậu nành… là những loại hàng hóa phổ biến được nhiều tỷ phú nắm giữ và giao dịch.

3. Ngoại tệ

Nắm giữ ngoại tệ mang lại cho người giàu tiềm năng tận dụng sự biến động của giá trị bằng các loại tiền tệ khác nhau.

Nó chỉ đơn giản là một hình thức đa dạng hóa: Thay vì giữ tất cả tài sản của mình bằng một loại tiền tệ, họ phân bổ một số tài sản của mình sang các tài sản có mệnh giá bằng các loại tiền tệ khác.

Do đó, khi giá trị một loại tiền tệ sụt giảm, họ vẫn bảo vệ được phần lớn tài sản của mình.

4. Quỹ đầu tư tư nhân và quỹ phòng hộ

Hai loại công cụ đầu tư này rất phổ biến đối với các tỷ phú. Chúng thu hút những người có tài sản ròng cao bởi họ là người có khả năng đầu tư lớn và chấp nhận rủi ro cao hơn. Trong khi các quỹ phòng hộ sử dụng các khoản tiền lớn và đầu tư chiến lược vào nhiều loại tài sản để tạo ra lợi nhuận cao, quỹ đầu tư tư nhân lại giao dịch trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân với mục tiêu điều hành doanh nghiệp, từ đó thu được lợi nhuận. Cả hai đều yêu cầu một số tiền đáng kể để tham gia nên không phù hợp đối với hầu hết mọi người.

5. Chứng khoán

Một kênh phổ biến khác mà người giàu “cất tiền” của mình là chứng khoán. Chứng khoán là các khoản đầu tư và công cụ tài chính với một số giá trị có thể được giao dịch, đôi khi trên thị trường đại chúng. Các loại chứng khoán phổ biến bao gồm trái phiếu, cổ phiếu và quỹ (tương hỗ và trao đổi mua bán).

Các quỹ và cổ phiếu là cơ sở chính của các danh mục đầu tư. Phần lớn các tỷ phú sử dụng các khoản đầu tư này để đảm bảo tiền của họ tăng trưởng đều đặn. Họ thường nắm giữ các khoản đầu tư dài hạn, thay vì cố gắng canh thời điểm thị trường để “lướt sóng”. Điều đó có nghĩa là họ đang gia tăng tài sản dựa vào sự tăng trưởng dài hạn của thị trường.

6. Đồ sưu tầm

Bên cạnh các kênh truyền thống, không ít người giàu đã chuyển sang các khoản đầu tư hữu hình, có thể sưu tầm được. Chúng bao gồm những mặt hàng xa xỉ, giữ giá trị lâu dài như ô tô cổ, tác phẩm nghệ thuật, nhạc cụ hiếm hay bản thảo gốc của những cuốn sách nổi tiếng.

Nhà đầu tư trong lĩnh vực này cần có sự quan tâm, am hiểu nhất định với các mặt hàng, đồng thời cũng cần có con mắt sáng suốt và khả năng không đầu tư theo cảm xúc tức thời.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE