Bất động sản thương mại Mỹ sẽ chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng ngân hàng

Bất động sản thương mại đóng góp 2,3 nghìn tỷ USD vào kinh tế Mỹ trong năm ngoái, theo hiệp hội ngành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Tác động từ cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ gần đây bắt nguồn từ sự sụp đổ của hai ngân hàng cũng như khả năng sẽ có một ngân hàng thứ ba đóng cửa đang lập tức gây tổn hại đến tín dụng trên thị trường bất động sản thương mại bởi nhiều người vay tiền lo sợ ngân hàng sẽ hạn chế cho vay tiền.

Các chuyên gia ngành bất động sản và chuyên gia phân tích dự báo tình trạng trên sẽ làm chững lại hoạt động xây dựng cũng như làm tăng khả năng suy thoái kinh tế, theo nội dung bài báo mới được New York Times đăng tải.

Cho đến trước khi ngừng hoạt động, ngân hàng First Republic và Signature có danh mục khoản vay lần lượt lớn thứ 9 và thứ 10 tại Mỹ, theo dữ liệu của công ty bất động sản thương mại Trepp.

Nhóm các ngân hàng quy mô trung bình và có phạm vi hoạt động khu vực như Signature và First Republic không chỉ cung cấp phần lớn tín dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản thương mại mà còn tham gia trong một thị trường quy mô lớn hơn.

Các ngân hàng thường cung cấp các khoản vay của họ cho bên mua chuyển nó thành sản phẩm tài chính phức tạp rồi bán cho nhà đầu tư, chính vì vậy các ngân hàng huy động được thêm nguồn tiền mới để cung cấp khoản tín dụng mới.

Điều này đồng nghĩa việc tín dụng suy giảm cũng đang làm thay đổi hành vi của nhà đầu tư. Bất động sản thương mại đóng góp 2,3 nghìn tỷ USD vào kinh tế Mỹ trong năm ngoái, theo hiệp hội ngành. Và bởi ngành này chưa hồi phục hoàn toàn từ cú sốc từ đại dịch COVID-19, các chuyên gia phân tích đang lo ngại về khả năng chững lại.

Luật sư bất động sản tại quỹ Bryan Cave Leighton Paisner, ông Varuna Bhattacharyya, khẳng định: “Thực sự mọi chuyện đang là một cú sốc. Chúng ta rồi sẽ phải chứng kiến các bên cấp tín dụng trở nên vô cùng thận trọng với việc cấp tiền cho bất kỳ dự án bất động sản mới nào”.

Những người có nhu cầu vay tiền đang lo sợ về khả năng các ngân hàng sẽ trở nên thận trọng với tín dụng. Dù rằng sự hoảng sợ giờ đây đã tạm lui đi, khả năng ngân hàng sụp đổ sẽ vẫn còn ám ảnh quyết định của các ngân hàng khu vực trong suốt nhiều tháng.

Trong phần lớn năm ngoái, tín dụng dành cho bất động sản thương mại đã bắt đầu hồi phục sau khoảng thời gian suy giảm của đại dịch COVID-19, khi đó các hồ sơ khoản vay mới dường như bị “đóng băng” trong suốt quý 4/2020. Tỷ lệ các khoản tín dụng bất động sản tính theo giá trị đồng USD giảm 18% trong quý 4/2022, theo Trepp.

Thậm chí từ trước khi Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) can thiệp để cứu ngân hàng Silicon Valley và Signature, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản thương mại đã bắt đầu giảm từ tháng 1/2023.

Nếu so với các con số cùng kỳ, tỷ lệ tăng trưởng của bất động sản thương mại trong năm nay đã thấp hơn một nửa so với năm ngoái, theo giám đốc điều hành tại Trepp – ông Matthew Anderson. Ông nói rằng một phần nguyên nhân của sự chững lại này là kết quả trực tiếp từ các đợt nâng lãi suất của Fed. Việc Fed không ngừng nâng lãi suất đã ảnh hưởng lập tức đến hoạt động trên thị trường bất động sản thương mại.

Tín dụng đã chững lại kể từ vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley và Signature, ông Anderson nói. Cũng theo ông Anderson, sẽ cần phải qua thời gian mới biết được tác động sẽ như thế nào.

Ông Daniel Klein, chủ tịch công ty bất động sản thương mại Klein Enterprises trụ sở tại Maryland, đã nói chuyện với một vài ngân hàng về dự án xây dựng mới. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó sau khi các ngân hàng sụp đổ, một trong những ngân hàng mà ông từng nộp hồ sơ vay vốn trước đó hủy hợp đồng tín dụng.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE