Biến chủng mới delta plus nguy hiểm hơn biến chủng delta như thế nào?

Delta plus là “biến thể gây quan ngại” với 3 đặc điểm đáng quan tâm sau: tăng khả năng lây truyền, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và giảm khả năng đáp ứng kháng thể.

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg
Giới chức y tế Mỹ đang cẩn trọng theo dõi biến chủng COVID-19 mới có tên “delta plus”, theo nhiều nhà khoa học biến chủng này có khả năng lây nhiễm cao hơn biến chủng delta vốn có khả năng lây nhiễm lớn hơn các biến chủng trước.
Theo CNBC, được biết đến với cái tên chính thức AY.4.2 hay còn được gọi là delta plus, delta plus là “biến thể gây quan ngại” với 3 đặc điểm đáng quan tâm sau: tăng khả năng lây truyền, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và giảm khả năng đáp ứng kháng thể đơn dòng trong liệu pháp điều trị COVID-19.
Delta plus được phát hiện ở một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Nga, Trung Quốc. Hàn Quốc là quốc gia mới nhất cảnh báo phát hiện ca mắc biến thể delta plus ở bệnh nhân nam mà gần đây không hề đi du lịch.
Theo các chuyên gia, dấu cộng (Plus) trong delta plus đề cập đến đột biến K417N có trong protein gai của biến thể delta. Các protein gai là bộ phận cho phép virus SARS-CoV-2 và các loại virus khác xâm nhập vào tế bào của con người. Đột biến này cũng được tìm thấy trong biến thể Beta ở Nam Phi, có khả năng làm giảm hiệu quả của một số phương pháp điều trị COVID-19 nhất định.
Giám đốc trung tâm Viện di truyền tại đại học University College London, ông Francois Balloux, nói rằng mức độ lây nhiễm của biến chủng delta plus cao hơn từ 10 đến 15% so với biến chủng delta ban đầu được phát hiện tại Ấn Độ, lây nhiễm cao hơn so với dịch Ebola, SARS, MERS và cúm mùa Tây Ban Nha năm 1918, the Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Theo giám đốc CDC Mỹ, ông Rochelle Walensky, mỗi người mắc COVID-19 với biến chủng delta sẽ có khả năng lây nhiễm đến 9 người khác. Với biến chủng COVID-19 ban đầu, số người có khả năng lây nhiễm chỉ là 3. Một ai đó lây nhiễm với biến chủng delta có tải lượng virus cao gấp 1.000 lần so với biến chủng ban đầu.
Vào tháng 6, Bộ Y tế Ấn Độ công bố biến chủng delta plus có khả năng lây nhiễm cao hơn so với biến chủng delta, biến chủng này cũng có khả năng tác động mạnh hơn phổi và có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc cũng như vắc xin hiện tại
Biến thể delta plus được ghi nhận lần đầu tiên ở Ấn Độ tại 3 bang: Maharashtra, Kerala và Madhya Pradesh vào tháng 26/4/2021 đã nhen nhóm lên mối lo ngại về làn sóng dịch thứ 3 ở quốc gia Nam Á này. Bộ Y tế Ấn Độ lập tức khuyến cáo thực hiện “biện pháp kiểm soát ngay lập tức” tại những nơi xuất hiện biến thể mới. Các biện pháp được đề xuất gồm tránh tụ tập đông người, xét nghiệm quy mô lớn, truy vết tiếp xúc và tăng tốc tiêm chủng.
Tới nay, số người mắc biến chủng delta plus được ghi nhận vẫn thấp hơn nhiều so với biến thể delta. Các nhà khoa học cho biết, để gây ảnh hưởng, một biến thể cần phải lây nhiễm cho rất nhiều người và chứng tỏ khả năng lây nhiễm, cho đến nay, delta plus vẫn chưa làm được điều đó, tuy nhiên vẫn cần phải nghiên cứu và theo dõi thêm.
Biến thể delta plus liệu có gây ra làn sóng đại dịch tiếp theo?
Tiến sĩ Chandrakant Lahariya – bác sĩ, nhà dịch tễ học, chuyên gia về vắc xin và hệ thống y tế tại New Delhi cho biết: “Nếu dựa trên các bằng chứng hiện có, delta plus không khác lắm so với biến chủng delta. Nó là dòng phụ của biến chủng delta với một đột biến bổ sung. Sự khác biệt lâm sàng duy nhất mà chúng tôi biết cho đến nay, là delta plus có khả năng chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng, đó không phải là sự khác biệt lớn vì bản thân liệu pháp này chỉ mang tính chất nghiên cứu và rất ít người đủ điều kiện để thực hiện phương pháp điều trị này”.
Hiện vẫn chưa thể dự đoán được liệu biến thể delta plus có gây ra làn sóng đại dịch tiếp theo không, nhưng theo Tiến sĩ Anurag Agarwal, giám đốc Viện Gene và Sinh học Tích hợp (IGIB) có trụ sở tại New Delhi cho biết: “Không có bất cứ dữ liệu nào đến thời điểm hiện tại cho thấy delta plus sẽ gây ra nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi đang theo dõi kỹ lưỡng và tăng cường tất cả các biện pháp bảo vệ nhằm kìm hãm nguy cơ bùng phát của các biến thể”.

Đọc tiếp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE