Bộ Giao thông vận tải tiếp tục dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công

Với giá trị đạt gần 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 54% so với cùng kỳ 2022, Bộ Giao thông vận tải dẫn đầu về số lượng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước trong tháng đầu năm, bỏ xa các đơn vị khác...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một số thông tin về hoạt động đầu tư, đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư trong tháng đầu tiên của năm 2023 vừa được Tổng cục Thống kê (GSO) cập nhật trong báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội tháng 1/2023.

Theo GSO, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 01/2023 ước đạt 27 nghìn tỷ đồng, bằng 4% kế hoạch năm và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 4,4% và tăng 12,4%).

Trong đó, vốn do Trung ương quản lý đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, bằng 3,1% kế hoạch năm và tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, bằng 4,2% kế hoạch năm và tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 01/2023 phân theo bộ, ngành. Nguồn: GSO
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 01/2023 phân theo bộ, ngành. Nguồn: GSO

Phân theo bộ ngành, Bộ Giao thông vận tải dẫn đầu về số lượng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN với giá trị đạt gần 2.800 tỷ đồng, tăng hơn 54% so với cùng kỳ 2022, bỏ xa các đơn vị khác ở vị trí thứ 2, thứ 3... lần lượt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với 275,6 tỷ đồng (tăng 23,5%); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 58,6 tỷ đồng (tăng 37,5%)...

Trong phần vốn địa phương, vốn NSNN cấp tỉnh đạt 15,7 nghìn tỷ đồng, bằng 3,9% kế hoạch năm và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước; Vốn NSNN cấp huyện đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4,8% và giảm 6,5%; Vốn NSNN cấp xã đạt 875,8 tỷ đồng, bằng 4,9% và giảm 17,1%.

Phân theo tỉnh thành, Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu với giá trị đạt gần 2.700 tỷ đồng, giảm 18,4% so với cùng kỳ 2022; TP.HCM xếp ở vị trí thứ 2 với 1638,1 tỷ đồng, tăng gần 100% so với cùng kỳ...

Giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải tăng mạnh trong tháng đầu năm
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN tháng 01/2023 của một số địa phương. Nguồn: GSO

Về tổng thể, theo GSO, hoạt động đầu tư trong tháng 1 tập trung chủ yếu vào việc phân khai kế hoạch vốn năm 2023, các công trình mới được bố trí vốn đang trong thời gian chuẩn bị hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư nên khối lượng thực hiện chủ yếu tại các công trình chuyển tiếp. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 4% so với kế hoạch năm và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhiều thách thức với kỷ lục tăng tổng vốn đầu tư công năm 2023

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng số vốn trên 700 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 25% (tương đương 140 nghìn tỷ đồng) so với kế hoạch năm 2022 và tăng khoảng 260 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2021 (năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025). Đồng thời, năm 2023 cũng yêu cầu phải giải ngân toàn bộ số vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong bối cảnh 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn…

Tuy nhiên hoạt động đầu tư công vẫn còn nhiều hạn chế đã tồn tại từ lâu, chưa thể xử lý được trong thời gian ngắn như: công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng chuẩn bị dự án, năng lực Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công...

Để đôn đốc và thúc đẩy hoạt động đầu tư công, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn công tác Chính phủ trực tiếp đi thăm, khảo sát, kiểm tra nhiều dự án trọng điểm quốc gia như: 10 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, dự án Vành đai 3 TP.HCM, sân bay Quốc tế Long Thành...

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE