Các nước giàu nhất châu Á chạy đua ráo riết mua gom nhiên liệu trước mùa đông

Hoạt động sử dụng dầu nhiên liệu tăng chóng mặt trong năm nay khi mà phía Nga chính thức siết xuất khẩu khí đốt, chính vì vậy giá khí đốt tăng chóng mặt.
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Châu Á đang tăng cường mua nhiên liệu bẩn để phục vụ cho hoạt động sản xuất điện vào mùa đông năm nay sớm hơn so với thường lệ bởi tình trạng thiếu khí đốt tệ hại khiến nhiều người tạm phải gạt bớt nỗi lo sợ về các rủi ro môi trường nhằm đảm bảo vẫn có điện chiếu sáng.

Theo Bloomberg, Nhật đã tăng cường nhập khẩu loại nhiên liệu này, vốn có thể được sử dụng thay khí đốt để sản xuất điện. Mức nhập khẩu của Nhật trong tháng 8/2022 lên cao nhất trong 4 năm và dự kiến sẽ vẫn duy trì ở ngưỡng cao trong những tháng tới, theo tính toán của công ty tình báo năng lượng Vortexa. Trong tháng trước, lượng mua của Đài Loan và Bangladesh cao hơn gấp đôi, theo số liệu của Vortexa.

Dầu nhiên liệu, nhìn chung chủ yếu được sử dụng để vận hành các con tàu, được coi như kém ưu tiên hơn cho mục tiêu này khi nguồn cung khí đốt khan hiếm. Hoạt động sử dụng dầu nhiên liệu tăng chóng mặt trong năm nay khi mà phía Nga chính thức siết xuất khẩu khí đốt, chính vì vậy giá khí đốt tăng chóng mặt. Dù rằng áp dụng mục tiêu hướng đến khí thải bằng không, nhiều nước như Hàn Quốc hay Nhật đang buộc phải ưu tiên đảm bảo an ninh năng lượng hơn là giảm khí thải.

Chuyên gia cao cấp về năng lượng tại Vortexa, ông Roslad Khasawneh, phân tích: “Việc Nhật nhập khẩu nhiều nhiên liệu nhiều khả năng sẽ tiếp nối trong những tháng tới. Nhiều nước châu Á khác với năng lượng sản xuất điện như Đài Loan, Hàn Quốc hay Pakistan ít nhất sẽ duy trì mức mua của họ trong những tháng tới”.

Trong bối cảnh quá thiếu khí đốt, các nước không chỉ tìm đến dầu nhiên liệu mà còn phải tính đến nhiều loại nhiên liệu khác dù nó có hại với môi trường. Các nhà máy nhiệt điện vận hành bằng than đang được sử dụng lâu hơn, cùng lúc đó một vài chính phủ khắp châu Á cũng đang có cái nhìn thiện cảm hơn với năng lượng hạt nhân.

Bất kỳ quyết định nào của Nhật, nước nhập khẩu khí đốt lớn thứ 2 thế giới, liên quan đến việc hạn chế mua sản phẩm từ Nga, sẽ có thể khiến cho nhu cầu với dầu nhiên liệu và nhiều loại sản phẩm phái sinh khác tăng lên, theo tính toán của Khasawneh.

Vào tháng trước, các tổ chức kinh doanh của Nhật công bố họ sẽ vẫn duy trì tham gia dự án Sakhalin-2 LNG sau khi Moscow cố gắng siết chặt kiểm soát. Dù rằng Tokyo đã thắt chặt trừng phạt với Nga đồng thời cấm nhập khẩu than đá từ Nga, cho đến nay vẫn chưa ngừng hẳn xuất khẩu khí đốt.

Những khách hàng mua nhiên liệu tạ Bắc Á, nơi có quy định kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ hơn, thường mua nhiên liệu có nồng độ sulfur thấp trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 2/2022. Các nước Nam Á thường mua loại nhiên liệu này trong những tháng mùa hè khi mà nhu cầu sử dụng điều hòa tăng lên. Giá cả của hai loại sản phẩm này vốn được trợ giá vì vậy hiện vẫn ở mức thấp, nó khiến cho nhu cầu với sản phẩm lại càng tăng cao hơn.

Dầu nhiên liệu bẩn hiện có sức hấp dẫn tăng dần với ngành năng lượng khi mà giá khí đốt leo thang.

Chính phủ nhiều nước châu Á, đặc biệt tại khu vực Bắc Á, đã cố gắng loại bỏ dần các nhà máy điện vận hành bằng dầu nhiên liệu, tuy nhiên tình trạng thiếu nhiên liệu trong thời gian qua đang khiến cho họ phải tính toán lại về điều này. Các nhà máy điện thường được tính toán để sử dụng một loại nhiên liệu chính và chỉ có một số nhất định có khả năng chuyển sang các loại nhiên liệu thay thế.

Chuyên gia phân tích tại Rystad Energy, bà Sofia Guidi Di Sante, phân tích: “Dù rằng chúng ta đã trải qua giai đoạn loại bỏ các nhà máy phát điện vận hành bằng nhiên liệu dần bị loại bỏ, thế nhưng vẫn phải tính đến việc tiếp tục sử dụng bởi nhiều lý do”.

Các nước giàu ở Bắc Á đang tìm đến dầu nhiên liệu như loại bổ sung cho khí đốt, nhóm nước nghèo ở Nam Á trong khi đó khó cạnh tranh mua trên thị trường khí đốt vốn đã có nhiều yếu tố không ổn định. Dù vì lý do nào đi chăng nữa, các nỗi lo về môi trường đang bị tạm gạt sang bên.

Đọc tiếp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE