Cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán lên cao đẩy CPI tháng 1 tăng mạnh

Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao trong dịp Tết cùng với giá xăng dầu trong nước tăng là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước, tăng 4,89% so với cùng kỳ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,52%; khu vực nông thôn tăng 0,51%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá; 2 nhóm hàng giảm giá; riêng nhóm bưu chính, viễn thông có giá ổn định so với tháng trước.

Cụ thể, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 1/2023 tăng 0,82% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,89%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,95%, tác động tăng 0,2 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,46%, tác động tăng 0,04 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tháng 1/2023 tăng 0,46% so với tháng trước; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12% so với tháng trước; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,36%; nhóm giao thông tháng tăng 1,39% chủ yếu do trong tháng giá xăng tăng 2,31% so với tháng trước; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,42%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 01/2023 tăng 0,7% so với tháng trước.

Trong khi đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 1/2023 giảm 0,12% so với tháng trước; nhóm giáo dục giảm 0,15% so với tháng trước.

Trong tháng 1/2023, nhu cầu mua sắm vàng trước Tết Nguyên đán tăng làm chỉ số giá vàng tháng 1 tăng 0,51% so với tháng trước; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2023 giảm 2,05% so với tháng trước; tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2023 tăng 4,89%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá và 1 nhóm giảm giá.

Lạm phát cơ bản tháng 1/2023 tăng 0,46% so với tháng trước, tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%) chủ yếu do lạm phát cơ bản từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 có mức tăng so với tháng trước cao hơn CPI chung do giá xăng dầu và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong các tháng này thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản. Lạm phát cơ bản tháng 1/2023 ở mức nền cao hơn CPI chung nên có mức tăng so với cùng kỳ năm trước cao hơn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Chat với BizLIVE