Châu Âu chật vật trong cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất nhiều thập kỷ

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu đã không ngừng buộc tội Nga, vốn thông thường là nước cung cấp khí đốt nhiều nhất cho châu Âu, về việc đã “vũ khí hóa” hoạt động xuất khẩu năng lượng.
Ảnh: BalticPipe
Ảnh: BalticPipe

Châu Âu đã bị ném vào cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, nguồn cung khí đốt từ Nga trở nên có nhiều biến động bất thường khó đoán kể cả từ trước khi căng thẳng Nga – Ukraine thực sự leo thang. Giờ đây, nguồn cung này sẽ bị chặn lại hoàn toàn.

Theo CNBC dẫn nguồn tin từ thông tấn xã nhà nước Interfax, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói với phóng viên: “Những vấn đề trong việc cung cấp dầu, khí đốt đang ngày một nhiều hơn bởi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga cũng như nhiều doanh nghiệp nội địa của các nước phương Tây bao gồm Đức và Anh”.

Khi được hỏi liệu việc vận chuyển khí đốt thông qua hệ thống đường ống NordStream 1 có hoàn toàn phụ thuộc vào các biện pháp trừng phạt và rằng nguồn cung sẽ được nối lại, ông Peskov đáp: “Tất nhiên, các biện pháp trừng phạt ngăn chặn việc bảo trì thiết bị, thiết bị thay thế không thể được vận chuyển khi thiếu đi các loại giấy phép cần thiết”.

Ông Peskov nói thêm: “Rõ ràng các biện pháp trừng phạt mà phía phương Tây áp dụng đã đưa đến tình huống mà chúng ta đang chứng kiến hiện nay”.

Khi phía điện Kremlin đang đưa ra những tuyên bố như vậy, nó cho thấy thông điệp rõ ràng về việc Nga đang cố gắng gây áp lực lên châu Âu để châu lục này bỏ đi các biện pháp trừng phạt kinh tế vốn được áp dụng khi Nga leo thang căng thẳng với Ukraine.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu đã không ngừng buộc tội Nga, vốn thông thường là nước cung cấp khí đốt nhiều nhất cho châu Âu, về việc đã “vũ khí hóa” hoạt động xuất khẩu năng lượng trong nỗ lực đẩy cao giá hàng hóa và gây ra nhiều yếu tố bất ổn trong khối 27 nước này. Phía Moscow bác bỏ các cáo buộc trên.

Doanh nghiệp năng lượng nhà nước Nga Gazprom đã ngừng toàn bộ hoạt động xuất khẩu khí đốt thông qua hệ thống đường ống Nord Stream 1 từ ngày 31/8/2022 bởi viện dẫn đến lý do bảo trì.

Thông thường, hoạt động cung cấp khí đốt thường sẽ nối lại sau 3 ngày, thế nhưng sau đó Gazprom đã công bố đóng cửa hệ thống đường ống vô thời hạn. Thông báo gây sốc này được đưa ra sau khi phía các nước công nghiệp phát triển G7 ra tuyên bố chung ủng hộ việc áp giá trần đối với dầu Nga.

Việc hoạt động cung cấp khí đốt thông qua hệ thống đường ống Nord Stream 1 kết nối giữa Nga sang Đức thông qua biển Baltic đã đẩy giá khí đốt châu Âu tăng vọt trong phiên ngày thứ Hai, nhiều người lo sợ rằng một phần của châu Âu sẽ phải mạnh tay tiết kiệm năng lượng trong mùa đông năm nay. Đồng thời nó cũng đẩy cao rủi ro suy thoái kinh tế trong khu vực này.

Trong khi đó, phó giám đốc của Gazprom – ông Vitaly Markelov vào ngày thứ Ba nói với Reuters rằng khí đốt qua hệ thống đường ống của Nord Stream 1 sẽ không được duy trì cho đến khi Siemens Energy của Đức sửa chữa các thiết bị hỏng.

Tuy nhiên, công ty này nói với Reuters rằng hiện nay Gazprom đang không hề nhờ công ty sửa chữa hệ thống rò rỉ dầu, tuy nhiên sẵn sàng làm vậy nếu được đề nghị.

Các nhà hoạch định chính sách châu Âu hiện đang chạy đua nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt trong các khu vực để người dân có thể sưởi ấm trong mùa đông.

Các chuyên gia phân tích năng lượng khẳng định rằng việc Nga ngừng cung cấp khí đốt thông qua hệ thống cung ứng chính của Nga sẽ có thể làm tồi tệ hơn một mùa đông giá rét.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE