Châu Âu đang nhận khí đốt từ những nguồn nào?

Châu Âu hiện đang mua khí đốt từ rất nhiều nguồn chứ không chỉ Nga.
Châu Âu đang nhận khí đốt từ những nguồn nào?

Nga đang giảm đi nguồn cung khí đốt của châu Âu trong nỗ lực đáp trả lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Mới đây, Nga đã hạ công suất của hệ thống đường ống Nord Stream 1 chuyên vận chuyển khí đốt sang Đức xuống chỉ còn 20% trong tháng trước, như vậy cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu lục này đang trở nên ngày một tồi tệ hơn.

Giá cả các loại khí đốt đã tăng vọt tính từ đầu tháng 6/2022, giá khí đốt giao hợp đồng tương lai TTF Dutch tăng vọt 129% lên 194 euro tương đương 198USD một megawatt giờ.

Chuyên gia tại Rystad Energy, bà Karolina Siemieniuk, trong nghiên cứu gần đây nhấn mạnh: “Giá khí đốt lại đang tăng vọt trở lại. Nếu Nga chặn dòng chảy khí đốt hoàn toàn, điều này vốn có thể dự báo trước được, giá sẽ còn tăng mạnh hơn nữa”.

Thế nhưng Nord Stream 1 không phải hệ thống đường ống duy nhất cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Các mỏ khí đốt tại Azerbaijan, Biển Bắc và Bắc Phi cũng là những nguồn năng lượng quan trọng cho khu vực này.

Nhiều nước châu Âu nhập khí đốt hóa lỏng bằng tàu, lượng khí đốt mà phía Mỹ vận chuyển bằng tàu sang châu Âu hiện giờ còn nhiều hơn khí đốt Nga cung cấp sang châu Âu qua hệ thống đường ống.

Hiện tại, Nga đang xuất khí đốt sang Đức với tỷ lệ 1,76 triệu GigaWatt giờ/ngày, theo Mạng lưới Vận chuyển Khí đốt châu Âu (ENTSO). Các tuyến đường vận chuyển chính bao gồm hệ thống đường ống Gazela chạy qua cộng hòa Séc và hệ thống Yamal chạy từ Tây Siberia sang Đức.

Bản thân Liên minh châu Âu (EU) hiện cũng đang hướng đến những sáng kiến nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga. Hệ thống đường ống khí đốt Trans-Anatolian và Trans Adriatic hoàn thành vào năm 2018 và 2020 cung cấp khí đốt từ Azerbaijan sang Hy Lạp, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.

EU nhập khẩu khí đốt từ các mỏ khu vực Biển Bắc vốn thuộc lãnh thổ của Nauy và Anh. Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Ireland đều nhận khí đốt thông qua các hệ thống bao gồm Europipe-II và Forties.

Cuối cùng, Italy và Tây Ban Nha đều nhập khẩu khí đốt từ các nhà máy ở Bắc Phi trong đó có trung tâm khí đốt Hassi R'Mel ở Algeria.

Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, nền kinh tế của khu vực đến gần hơn với suy thoái, thực tế này đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về tham vọng biến đổi khí hậu của lục địa này.

Nga đã giảm đáng kể dòng khí đốt tự nhiên đến châu Âu kể từ khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Điện Kremlin sau cuộc xung đột với Ukraine.

Trong khi Moskva phủ nhận họ đang "vũ khí hóa" nguồn cung khí đốt, nhiều nước châu Âu phàn nàn rằng Gazprom, công ty năng lượng quốc doanh của Nga, không còn là nhà cung cấp "đáng tin cậy". Nguồn cung khí đốt từ Nga giảm là một vấn đề đối với các quốc gia EU do họ từng phải nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt dự trữ từ Moskva.

Dữ liệu từ Nord Stream 1, đường ống nối Nga với Đức, xác nhận rằng có ít khối lượng khí đốt hướng về phía Tây hơn. Riêng tuần trước, nguồn cung cấp qua Nord Stream 1 đã giảm từ 40% xuống 20% do Gazprom giải thích các vấn đề bảo trì.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE