Chủ tịch VINASA: "Tiềm lực hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản là không có giới hạn"

"Với nền tảng 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, tôi tin rằng, tiềm lực hợp tác giữa hai quốc gia là không có giới hạn, mở ra kỷ nguyên hợp tác mới, cho sự phát triển nhanh và trường tồn. Cùng nhau, chúng ta sẽ 'go global'...", Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa nói.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 16/5,Vietnam IT Day 2023 lần thứ 10 đã được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Chương trình do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Ủy ban Hợp tác CNTT Việt - Nhật (VJC) phối hợp cùng Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ CNTT Nhật Bản (JISA) tổ chức; thu hút sự tham gia của 20 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam và gần 150 doanh nghiệp Nhật Bản.

Vietnam IT Day 2023 diễn ra với 03 hoạt động chính: Hội nghị, Triển lãm và Kết nối hợp tác kinh doanh. Trong đó, Hội nghị đề cập đến 03 chủ đề chính: Nhìn lại 10 năm phát triển bùng nổ hợp tác CNTT Việt - Nhật, Định vị tương lai hợp tác CNTT Việt Nam - Nhật Bản, Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực hướng tới tương lai....

Việt Nam hiện là đối tác lớn thứ 2 về CNTT tại thị trường Nhật

Hợp tác trong lĩnh vực CNTT giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu từ rất sớm. Khởi đầu ngay từ những năm 2000, khi ngành phần mềm và dịch vụ CNTT mới được hình thành và thực sự bùng nổ trong 10 năm gần đây.

Sau hơn 20 năm, Việt Nam đã trở thành đối tác lớn thứ hai và được ưu tiên lựa chọn bởi các đối tác Nhật Bản. Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cũng ngày càng phát triển mạnh về cả chất lẫn lượng.

Trình độ công nghệ của lao động Việt Nam cũng được nâng cao rõ rệt, từ chỗ chỉ làm những công đoạn đơn giản như lập trình (coding), kiểm thử (testing)..., tới nay các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể tham gia vào các giai đoạn từ nghiên cứu, thiết kế tới triển khai các dự án chuyển đổi số, ứng dụng những công nghệ mới như Cloud, Big Data, AI, Blockchain, VR/XR.

Những doanh nghiệp CNTT Việt hàng đầu có quy mô trên dưới 1.000 lao động có thể điểm những cái tên như Rikkeisoft, Luvina, Fujinet, VMO, VTI...Trong khi đó, tổng số doanh nghiệp Việt cung cấp dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp Nhật đã lên tới gần 500 doanh nghiệp.

Toàn cảnh sự kiện Vietnam IT Day 2023 tại Tokyo, Nhật Bản.

Toàn cảnh sự kiện Vietnam IT Day 2023 tại Tokyo, Nhật Bản.

Theo VINASA, nhu cầu ủy thác phát triển phần mềm của Nhật Bản ước tính hơn 30 tỷ USD/năm. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện mới chiếm khoảng 6-7% thị phần nên tiềm năng cho sự hợp tác là rất to lớn.

Cùng với sự gia tăng về hoạt động tại Nhật Bản, ngành CNTT tại Việt Nam cũng đang có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Chỉ tính riêng ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, từ doanh thu 50 triệu USD đầu những năm 2000 nay đã tăng lên hơn 15 tỷ USD (năm 2022), với gần 400.000 lập trình viên.

"Chúng ta đã có quá khứ tự hào và tôi tin tưởng tương lai cũng sẽ mở ra cho Việt Nam và Nhật Bản nhiều hợp tác mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa. Cùng nhau, chúng ta sẽ kiến tạo hạnh phúc cho mọi người dân, doanh nghiệp, với trí tuệ dữ liệu, họ sẽ có ngay điều mình đang muốn chỉ bằng một cú chạm...", ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA nhấn mạnh trong phần phát biểu tại sự kiện.

Cũng theo ông Khoa, VINASA đề xuất các đối tác, doanh nghiệp Nhật hãy mạnh dạn giao cho doanh nghiệp ICT Việt Nam những bài toán khó nhất, thách thức nhất.

"Chúng tôi tự tin tìm được những lời giải sáng tạo nhất. Với nền tảng 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, tôi tin rằng, tiềm lực hợp tác giữa hai quốc gia là không có giới hạn, mở ra kỷ nguyên hợp tác mới, cho sự phát triển nhanh và trường tồn. Cùng nhau, chúng ta sẽ 'go global'...", ông Khoa cho biết.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA tại Vietnam IT Day 2023.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA tại Vietnam IT Day 2023.

Chủ tịch Vinasa Nguyễn Văn Khoa cũng gợi ý 3 cơ hội để các doanh nghiệp Việt khai thác, qua đó nâng tầm về vị thế trên bản đồ ICT thế giới. Bởi theo ông, đây cũng chính là 3 điểm nóng của chuyển đổi số trên toàn cầu, gồm: bảo trì hệ thống SAP/S4Hana hay Dynamics 365 Microsoft; chuyển đổi ngôn ngữ Cobol lên ngôn ngữ hiện đại và phần mềm kỹ thuật ô tô điện.

Một cơ hội khác là hợp tác chuyển đổi số, giải quyết những bài toán lớn của đồng thời Nhật Bản và Việt Nam theo hình thái xã hội 5.0 (Society 5.0). Những năm gần đây, thế giới đã và đang triển khai chuyển đổi số cấp độ 1 - tự động hóa tác nghiệp nhằm giải phóng người lao động khỏi các công việc nhàm chán, tăng năng suất, đồng thời tối ưu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Theo ông Khoa, các doanh nghiệp Việt có phương pháp, có nguồn lực để có thể chuyển đổi số ở cấp độ cao hơn. Đó là tự động hóa các điểm chạm giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp; giữa người dân với chính quyền và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp...

Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013, Vietnam IT Day nằm trong chuỗi hoạt động thường niên từ sự phối hợp giữa VINASA và các hiệp hội, tổ chức CNTT Nhật Bản bao gồm: Vietnam IT Day (tại Tokyo), Triển lãm SODEC (tại Tokyo), Japan ICT Day (tại Việt Nam), với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác ngành CNTT giữa 2 quốc gia.

Năm 2023 đánh dấu năm thứ 10 của chương trình, đồng thời cũng trùng với dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Tại Vietnam IT Day 2023, hai bên đã định hướng hợp tác trong thời gian tới tập trung vào phát triển một số lĩnh vực chủ chốt về chuyển đổi số, hệ thống ERP (quản trị doanh nghiệp) và phần mềm cho ô tô điện.

Đồng thời, Chương trình kết nối hợp tác kinh doanh đã tổ chức được gần 100 cuộc gặp song phương 1:1 cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Chat với BizLIVE