Chuyên gia VinaCapital: Nhà đầu tư muốn tìm hiểu xem cơ hội đầu tư ở Việt Nam nằm ở đâu

Theo chuyên gia VinaCapital, nhà đầu tư đánh giá Việt Nam đang rất hấp dẫn trong đầu tư, là ngôi sao đứng đầu thế giới.
Chuyên gia VinaCapital: Nhà đầu tư muốn tìm hiểu xem cơ hội đầu tư ở Việt Nam nằm ở đâu

Chia sẻ tại họp báo Hội nghị Nhà đầu tư 2022 tại TP.HCM diễn ra sáng 6/10, ông Don Lam, nhà sáng lập, CEO VinaCapital cho biết, hội nghị lần này thu hút hơn 100 nhà đầu tư trong và ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đến từ Châu Âu, Bắc Á… "Ban đầu chúng tôi tưởng họ không quan tâm vì sau COVID nhưng Việt Nam đang rất hấp dẫn nên các nhà đầu tư đều muốn tìm hiểu xem cơ hội đầu tư nằm ở đâu", ông Don Lam nói.

Vị này đánh giá kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt, với GDP quý 3 hơn 13%, năm nay sẽ hơn 8%, là điều khác biệt so với các quốc gia trên thế giới khi họ còn phải lo về lạm phát, lãi suất. Việt Nam là ngôi sao đứng đầu thế giới.

“Việc VinaCapital tổ chức hội nghị hàng năm là cơ hội để quảng bá cho Việt Nam tới NĐ TNN, thực ra thông tin quảng bá rất quan trọng, họ tìm kiếm chỗ đầu tư tốt thì sao không tới Việt Nam”, ông DonLam cho biết.

Ông Andy, Giám đốc Điều hành kiêm trưởng bộ phận đầu tư của VinaCapital cho biết, khi chia sẻ với NĐTNN, các chuyên gia của tập đoàn này đánh giá Việt Nam đang khác biệt với nền kinh tế thế giới, với kinh tế Mỹ. Việt Nam phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ, trong khi Mỹ không phát triển nhiều, lạm phát cao 8-9%, châu Âu 9-10%, Việt Nam tương đối ổn 2-3%.

“Một trong những lý do là FDI đổ nhiều do họ cần đa dạng hóa sản xuất. Nếu trước đây, họ mở 10-20 nhà máy ở Trung Quốc nhưng giờ họ cần đa dạng hóa nên mở thêm ở Việt Nam. Như vừa qua Apple, Lego đã công bố chiến lược đa dạng hóa sản xuất. Đây là cơ hội cho Việt Nam thể hiện với thế giới rằng mình có hạ tầng, khả năng, con người, kinh nghiệm..”, ông Andy Ho chia sẻ.

Thứ hai là nền kinh tế Việt Nam hiện đang phát triển về bán lẻ, dịch vụ. Người dân tiêu dùng nội địa tăng tốt, thể hiện tăng trưởng vào các dịp lễ Tết các điểm đến như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt. Các công ty như MSN, PNJ, MWG được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này.

Chuyên gia này đề cập, 2 -3 năm qua, một trong lý do Việt Nam không bị ảnh hưởng lạm phát do Chính phủ Việt Nam không chi tiền nhiều so với GDP. Nhìn về Mỹ, Chính phủ chi 25% GDP để giúp đỡ xã hội, phục hồi kinh tế, do đó tạo lạm phát, tiền nhiều so với sản phẩm dịch vụ tạo ra. Từ cuối 2021 đầu 2022, sản phẩm từ Mỹ giao đến thế giới khó khăn do vận chuyển, tàu, container khó thuê khiến giá cả sản phẩm tăng cao. Hay câu chuyện châu Âu gặp khó khăn về khí, điện, mùa đông tới đối phó với lạm phát.

Về GDP, ông Andy Ho đánh giá, năm 2023 tốc độ tăng trưởng có thể trở lại trước COVID, với mức tăng 6-7%. Nếu như năm nay không có sự đóng góp từ du lịch quốc tế nhưng Việt Nam có xuất khẩu. Qua 2023, kinh tế Mỹ, châu Âu giảm lại, khả năng tăng trưởng sản xuất giảm đi nhưng sẽ thay thế bằng du lịch nước ngoài về lại Việt Nam. Du lịch quốc tế chiếm xấp xỉ 10% GDP của Việt Nam, khách chiếm tỷ lệ cao là Trung Quốc và Nga thì hiện đang khó khăn, năm sau kỳ vọng cải thiện. Dự báo 2023 số tiền chi cho đầu tư hạ tầng tăng trưởng mạnh.

Về tiền tệ, tiền đồng mất giá khoảng 4-5% so với USD, ông Andy Ho cho rằng con số tương đối thấp so với các đồng tiền trong khu vực đã mất khoảng 20-30%. Khi USD mạnh tạo áp lực lạm phát sinh ra từ lãi. Nếu vay bằng USD, khi lãi tăng sẽ gặp áp lực trả lãi cao. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam, Trung Quốc hay Úc nếu vay bằng USD phải tăng động lực tìm USD trả gốc, lãi vay. Việt Nam không có gì khác biệt, nước nào cũng bị mất giá đồng tiền.

Về Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo tháng 11 sẽ tiếp tục tăng lãi suất 0,75%. Nhiều quốc gia đã phản ứng, họ đặt câu hỏi liệu mức độ tăng có nhanh quá, lãi suất có cao quá, đẩy nền kinh tế tới tình trạng khó khăn nhanh quá không; giá trái phiếu có giảm nhanh quá, vụ việc của Credit Suisse, vụ quỹ hưu trí của Anh mua nhiều trái phiếu nhưng khi lãi suất trái phiếu đi lên tài sản của họ gặp khó khăn. Credit Suisse phải suy nghĩ lại nếu tài sản giảm thì liệu có tăng vốn không, mà tăng vốn cũng khó cho họ trong bối cảnh thị trường giá xuống (đã giảm 50-60% so với đỉnh) thì phải tìm cách khác là bán tài sản, ông Andy dẫn các vấn đề đang diễn ra trên thế giới.

Đây là thay đổi nhanh trên nền kinh tế thế giới, tạo áp lực lên các NHTW cũng phải suy nghĩ lại các quyết định, từ đó các nhà đầu tư hy vọng NHTW sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất lại. Chẳng hạn tại Úc, tăng lãi suất thêm 0,25%, thấp hơn dự đoán rất nhiều, tức các NHTW cũng đang lắng nghe. Với các nhà đầu tư chứng khoán, trái phiếu rất thích điều này, vì có thể ổn định hoá nền kinh tế.

Nhà đầu tư cũng hỏi VinaCapital liệu lãi suất của Việt Nam có tăng, ông Andy Ho nêu, vừa qua, lãi suất điều hành tăng 1%. Nếu Mỹ, châu Âu tăng lãi suất thêm 1,2 lần nữa thì khả năng Việt Nam cũng nâng lãi suất theo...

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE