Đề nghị bỏ một số thông tin "thiếu tính ổn định" trong dữ liệu Căn cước công dân

Theo Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, có ý kiến đề nghị lược bỏ một số thông tin thiếu tính ổn định trên căn cước như: “nơi tạm trú”, “nơi ở hiện tại”, “tình trạng khai báo tạm vắng”, “mối quan hệ với chủ hộ”, “số thuê bao di động… để bảo đảm tính chính xác, khả thi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiếp tục nội dung chương trình của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 2/6, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, dự thảo Luật đã đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “thẻ căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú...

Theo cơ quan soạn thảo, việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước. Đối với những thẻ căn cước công dân đã cấp thì vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Nghiên cứu cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi theo nhu cầu

Trình bày tờ trình Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an cho biết, Dự luật này gồm 7 chương, 46 điều; trong đó sửa đổi hết 39 điều Luật Căn cước công dân năm 2014 và bổ sung 7 điều mới.

Trong đó, theo ông Tô Lâm, dự thảo luật bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết dự thảo luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số thẻ căn cước thành số định danh cá nhân; sửa đổi dòng chữ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ...

Theo Bộ Công an, việc thay đổi, cải tiến này nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Trong đó, các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước.

Đồng thời, ông Lâm cũng cho biết: "Với những thẻ căn cước công dân đã cấp vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này".

Đề nghị lược bỏ một số thông tin thiếu tính ổn định

Trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Căn cước như Tờ trình của Chính phủ. Việc chỉnh lý tên gọi "Luật Căn cước công dân (sửa đổi)" thành "Luật Căn cước" nhằm bảo đảm tính bao quát, đầy đủ, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật...

Tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cơ quan soạn thảo cần lưu ý làm rõ thêm về "căn cước điện tử" trong dự thảo Luật, vì căn cước điện tử được giải thích là "tài khoản định danh điện tử"; đồng thời làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn đối với đối tượng là người gốc Việt Nam không có quốc tịch đang sinh sống ở Việt Nam cho phù hợp với tên gọi.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới.

Ủy ban cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu kỹ từng loại thông tin tích hợp để đảm bảo hiệu quả, theo nguyên tắc "chỉ cập nhật, quản lý thông tin thật sự cần thiết, được sử dụng phổ biến".

Đơn cử, một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể trường thông tin nào bắt buộc, trường thông tin nào cập nhật theo nhu cầu của người dân, trường thông tin nào chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định. Hay quy định thông tin về "nhóm máu" và thông tin về "mống mắt, AND, giọng nói" chỉ được thu thập, cập nhật "khi công dân có yêu cầu"...

Có những ý kiến đề nghị lược bỏ một số thông tin thiếu tính ổn định như "nơi tạm trú", "nơi ở hiện tại", "tình trạng khai báo tạm vắng", "mối quan hệ với chủ hộ", "số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử"…; vì để bảo đảm tính chính xác thì các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên, liên tục và kịp thời khi công dân thay đổi, dẫn đến thiếu khả thi.

Theo Bộ Công an, hiện cơ quan này đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho người đủ điều kiện cấp thẻ. Bộ này đề nghị hạn chế việc tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân cũ vì tính bảo mật không cao bằng thẻ căn cước và không có nhiều tiện ích.

Với Căn cước công dân gắn chip điện tử, người dân có thể sử dụng đối với các lĩnh vực tài chính, ngân hàng; tích hợp ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước. Căn cước gắn chip giúp công dân xác thực thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe, từng bước thay thế các giấy tờ của người dân trong một số giao dịch theo quy định pháp luật.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Chat với BizLIVE