ĐHĐCĐ Vietcombank: Nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém, Vietcombank được ưu đãi gì?

Hoạt động này sẽ cho phép Vietcombank có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới…
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của Vietcombank.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 của Vietcombank.

Hôm nay (29/4), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank (mã VCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Lên kế hoạch lợi nhuận vượt 30 nghìn tỷ đồng

Năm nay, ngân hàng đặt kế hoạch tổng tài sản tăng trưởng 8% so với năm 2021, trong đó, tín dụng tăng 15%; huy động vốn thị trường 1 phù hợp với tăng trưởng tín dụng; tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%; lợi nhuận trước thuế tăng tối thiểu 12% so với kết quả đạt được trong năm 2021, tương đương khoảng 30.676 tỷ đồng.

Cũng tại đại hội, ngân hàng hàng trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2022 thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020.

Lãnh đạo ngân hàng cho biết, ngày 23/12/2021, Vietcombank đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 27,6%, nâng mức lên hơn 47,3 nghìn tỷ. Hiện tại, vốn điều lệ của Vietcombank đang thấp hơn 10.800 tỷ đồng so với mức kế hoạch tại Phương án cơ cấu lại đã được NHNN phê duyệt tương ứng cho năm 2020.

Vốn điều lệ là chỉ báo quan trọng trong xem xét, đánh giá cấu trúc vốn của các ngân hàng khi xem xét đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Việc tăng quy mô vốn điều lệ cũng sẽ tạo điều kiện để Vietcombank mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID kéo dài từ đầu năm 2020 gây áp lực lên chất lượng tài sản, sau khi kết thúc thời hạn cơ cấu nợ 30/6/2022 (cơ cấu nợ theo Thông tư 01), dự kiến nợ xấu của Vietcombank sẽ tăng lên, làm tăng tổng tài sản có rủi ro ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số CAR.

Hiện CAR riêng lẻ của Vietcombank (31/12/2021) là 9,4% chỉ cao hơn mức tối thiểu theo quy định là 1,4 điểm phần trăm, là mức thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước cũng như các ngân hàng trong khu vực ASEAN. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế hồi phục sau COVID, Vietcombank sẽ tiếp tục tăng trưởng tín dụng hàng năm ở mức cao để hỗ trợ cho doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần cho tăng trưởng vĩ mô nói chung.

Để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế đồng thời đảm bảo an toàn vốn, an toàn hoạt động của Vietcombank, việc tăng vốn tự có, tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận để lại trong các năm là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam với mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

“Với vai trò là một trong những NHTM thực hiện mục tiêu trên 3/10 của ngành, Vietcombank xác định việc tăng quy mô vốn điều lệ là vô cùng cần thiết để hướng tới niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài”, lãnh đạo ngân hàng cho biết.

Do đó, Vietcombank cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của Vietcombank, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của ngân hàng cho Ngân sách Nhà nước.

Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1%. Thời gian thực hiện là trong năm 2022, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Đối tượng phát hành là các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông của VCB tại thời điểm chốt quyền được xác định theo thông báo về ngày chốt quyền của VCB đối với đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt. Các cổ đông này được hưởng quyền theo quy định của pháp luật.

Nguồn vốn thực hiện là từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt.

Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, từ 47.325 tỷ lên 55.891 tỷ đồng.

Nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém

Đáng chú ý, tại đại hội, HĐQT ngân hàng trình cổ đông về việc thông qua chủ trương tham gia tái cơ cấu một tổ chức tín dụng yếu kém theo hình thức nhận chuyển giao bắt buộc (CGBB).

Vietcombank cho biết, việc tham gia tái cơ cấu này phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển lành mạnh và ổn định của ngành ngân hàng, nền kinh tế; đồng thời tạo cơ hội mang lại lợi ích cho cổ đông của VCB.

Theo đó, hoạt động này sẽ cho phép Vietcombank có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, cơ sở khách hàng, mạng lưới… và có thể nhận sáp nhập, hoặc tiếp tục duy trì TCTD như một ngân hàng con hoặc có thể chuyển nhượng TCTD cho nhà đầu tư mới sau khi hoàn thành việc thực hiện phương án CGBB.

Về nội dung cơ bản của việc nhận CGBB, sau khi VCB nhận CGBB, TCTD hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VCB sở hữu 100% vốn điều lệ, là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất BCTC vào BCTC hợp nhất của VCB.

VCB không góp vốn vào TCTD trong thời gian TCTD còn lỗ lũy kế, đồng thời, VCB không chịu trách nhiệm về thanh khoản và các nghĩa vụ tài chính của TCTD trong thời gian thực hiện phương án CGBB.

VCB tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại Phương án CGBB được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, VCB và TCTD được áp dụng các biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Phương án CGBB.

Cụ thể, VCB được ưu tiên chấp thuận cho vay vượt 15%/25% vốn tự có của VCB đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan của VCB; cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm; tăng thị phần phục vụ các dự án vốn tín dụng quốc tế cho VCB trong suốt thời gian TCTD chưa hết lỗ luỹ kế.

Bên cạnh đó, NHNN không giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm của VCB nếu VCB đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngay sau khi nhận CGBB TCTD.

Đáng chú ý, VCB sẽ được trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ để tăng vốn tự có (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của TCTD); được mở thêm Chi nhánh/PGD trên các địa bàn tỉnh thành phố với số lượng tối thiểu bằng ngân hàng thương mại có vốn nhà nước có số chi nhánh/PGD thấp nhất trên địa bàn.

Ngoài ra, VCB không phải áp dụng các điều kiện hạn chế trong giao dịch với TCTD nhận CGBB với tư cách là một ngân hàng con của VCB, các giao dịch liên quan đến tài sản có với TCTD được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.

Đối với TCTD được chuyển giao, sẽ được NHNN cho vay đặc biệt với mức lãi suất ưu đãi đến 0% trong thời gian thực hiện phương án CGBB, đồng thời, không phải áp dụng các tỷ lệ an toàn hoạt động trong thời gian này.

TCTD cũng được cấp lại giấy phép hoạt động, đảm bảo được phép hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực mà VCB đang được và sẽ được cấp phép hoạt động mà không cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của NHNN.

TCTD này cũng không bị giới hạn tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm và thực hiện theo phương án CGBB, có thể thực hiện vượt kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phù hợp với mục tiêu của phương án CGBB.

TCTD được NHNN cho phép không trích lập dự phòng chung đối với các khoản dư nợ mua từ VCB (nếu có) theo phương án CGBB. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu của TCTD phát hành với lãi suất tương đương với lãi suất trái phiếu KBNN cùng

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE