Điểm nóng xe điện châu Âu lọt vào tầm ngắm của doanh nghiệp Trung Quốc

Hungary bất ngờ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp pin mới ở châu Âu, giữa lúc nhiều khoản đầu tư lớn đổ về thành phố Debrecen của nước này.
Điểm nóng xe điện châu Âu lọt vào tầm ngắm của doanh nghiệp Trung Quốc

Theo ông, tiếng gầm của máy bay rất chói tai. Sau khi Liên Xô không còn, nhiều người đã bán đất của họ tại khu vực này. Tuy nhiên, gia đình ông vẫn giữ lại trang trại của mình, cho đến khi một làn sóng công nghệ xanh bắt đầu quét qua Debrecen.

Con đường Máriás nằm cạnh trang trại của ông hiện dẫn tới địa điểm phát triển mới của nhà sản xuất vật liệu pin Hàn Quốc EcoPro BM. Tại đây, công ty này đã cam kết đầu tư hơn 700 triệu USD để sản xuất cực âm, một trong những thành phần chính trong pin.

Ngay gần đó, công ty pin khổng lồ CATL của Trung Quốc có kế hoạch chi gấp 10 lần con số này để xây dựng nhà máy lớn nhất châu Âu.

Làn sóng đầu tư bùng nổ

Chỉ trong vài năm, Hungary đã biến mình thành một cường quốc xe điện tiềm năng, với trung tâm là Debrecen. Đến năm 2030, sản xuất pin tại thành phố nhỏ 200.000 dân này sẽ có thể cạnh tranh với nhiều quốc gia châu Âu khác.

Việc BMW đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện trị giá hơn 2 tỷ USD trong thành phố đã khiến đầu tư tại đây bùng nổ. Nhiều công ty khác đang xây dựng nhà máy pin hoặc chuyển mục đích sử dụng sang sản xuất xe điện tại thành phố này.

Khi châu Âu cấm bán ôtô chạy bằng xăng hoặc dầu diesel mới từ năm 2035, ngành công nghiệp ôtô của Hungary sẽ hoàn toàn chạy bằng điện. Chính phủ đã hỗ trợ mục tiêu này bằng cách đưa ra các khoản giảm thuế lớn cho ngành, cùng với các quy định thân thiện khác.

Điểm nóng xe điện châu Âu lọt vào tầm ngắm của doanh nghiệp Trung Quốc ảnh 1

Công trình xây dựng tại nhà máy của BMW ở Debrecen, Hungary. Ảnh: BMW AG.

Bên cạnh nhiều lợi ích khác, CATL hiện đàm phán để nhận các ưu đãi về thuế và cơ sở hạ tầng trị giá hơn 800 triệu USD ở Hungary.

Đối với Budapest, việc chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang xe điện là rất quan trọng: Ngành công nghiệp ôtô chiếm 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 8% sản lượng kinh tế của Hungary.

Péter Kaderják, chủ tịch Hiệp hội Pin Hungary, cho biết: “Trong ngành công nghiệp mới này, chìa khóa của quy trình là pin. Châu Âu đã tụt lại phía sau và bỏ lỡ cơ hội tạo ra một chuỗi giá trị hoàn chỉnh”.

Tuy nhiên, sự thành công trong việc thu hút rất nhiều khoản đầu tư cũng đi kèm với những lời chỉ trích. Một số người lo ngại rằng Hungary có nguy cơ trở nên quá phụ thuộc vào các nhà sản xuất pin Trung Quốc - và đang tạo quá nhiều đòn bẩy ngoại giao cho Bắc Kinh.

Ở Debrecen, cư dân lo lắng về nguồn cung cấp nước khan hiếm cũng như áp lực về nhà ở, trường học, bệnh viện,... từ những lao động mới chuyển đến.

Các giám đốc điều hành của CATL bắt đầu tìm kiếm các địa điểm ở miền Đông Hungary ngay trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, tin đồn về điều đó chỉ bắt đầu xuất hiện vào đầu năm nay.

Vào tháng 8, CATL và chính phủ đã công bố rầm rộ rằng gã khổng lồ Trung Quốc này sẽ đầu tư 7,5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy pin 100 GWh ở Debrecen - đủ để cung cấp năng lượng cho 2 triệu ôtô mới mỗi năm. .

CATL cho biết việc xây dựng nhà máy này sẽ bắt đầu trong năm nay sau khi nhận được phê duyệt và sẽ kéo dài không quá 64 tháng, Reuters đưa tin.

Zeng Yuqun, nhà sáng lập và chủ tịch của CATL, cho biết khoản đầu tư của họ sẽ đánh dấu "một bước nhảy vọt trong quá trình mở rộng toàn cầu của CATL".

Câu hỏi về khoản đầu tư của CATL

Vào tuần trước, BMW công bố sẽ đặt một cơ sở lắp ráp pin tại nhà máy của mình ở Debrecen, tăng gấp đôi tổng vốn đầu tư ở đó lên hơn 2 tỷ USD.

Yu Du, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Trung Quốc tại công ty nghiên cứu thị trường pin Rho Motion, nhận định: "Nhà máy của CATL ở Hungary là một phần trong quan hệ đối tác của họ với BMW. Họ muốn ở gần các nhà máy ôtô hơn”, vị này cho biết.

EVE, một nhà sản xuất pin khác của Trung Quốc, đã mua một khu đất rộng 45 ha ở vùng lân cận thành phố vào đầu năm nay để xây dựng một nhà máy mới.

Tuy nhiên, Debrecen dường như là một lựa chọn bất thường đối với một ngành công nghiệp như sản xuất pin, vốn sử dụng nhiều nước. Địa điểm này cách sông Tisza một giờ lái xe và nằm giữa những khu đất nông nghiệp khô cằn của vùng đồng bằng Hungary.

Vào tháng 5, Bộ trưởng Công nghiệp László Palkovics cho biết lượng nước ngọt mà nhà máy CATL sử dụng mỗi giờ tương đương với lượng nước mà toàn bộ người dân Debrecen sử dụng trong cùng khoảng thời gian.

Chỉ trong vài năm, Hungary đã biến mình thành một cường quốc xe điện tiềm năng, với trung tâm là Debrecen. Ảnh: Dreamtime.

Chỉ trong vài năm, Hungary đã biến mình thành một cường quốc xe điện tiềm năng, với trung tâm là Debrecen. Ảnh: Dreamtime.

Trong khi đó, CATL khẳng định “hệ thống cấp nước địa phương có thể đáp ứng nhu cầu tại nhà máy của họ ở Debrecen".

Theo ông Palkovics, CATL cũng sẽ cần công suất điện liên tục khoảng 800 MW, cũng như nhiều khí đốt tự nhiên. Giữa lúc đó, Hungary, giống như phần còn lại của châu Âu, đang phải đối mặt với vấn đề liên quan đến nguồn cung năng lượng.

Tuy nhiên, CATL đã thông báo họ có nhiều cách để giảm bớt những vấn đề liên quan đến năng lượng.

Phụ thuộc vào Trung Quốc?

Thị trưởng Debrecen László Papp khẳng định thành phố có thể đối phó với sự bùng nổ với hỗ trợ của chính phủ, đồng thời cho biết thêm những lo ngại về việc sử dụng nước đang bị thổi phồng.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Péter Szijjártó cũng từng khẳng định những lo ngại về nước, năng lượng và lao động là vô căn cứ.

“Khoản đầu tư này chỉ có thể xảy ra nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt nhất”, ông Szijjártó nói, đồng thời trấn an người dân Debrecen. Bất chấp những đảm bảo này, người dân Debrecen vẫn phản đối một số khoản đầu tư.

Việc CATL đầu tư vào Debrecen đã trở nên nhạy cảm trong bối cảnh cuộc tranh luận ngày càng tăng về những khoản đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, cũng như mối quan hệ của Hungary với Bắc Kinh.

Hungary đã nồng nhiệt đón nhận đầu tư của Trung Quốc khi các nước châu Âu khác đã trở nên cảnh giác. Dưới chính sách “mở cửa về phía đông” của Thủ tướng Viktor Orbán, các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực của nước này.

Trụ sở của hãng sản xuất pin xe điện CATL. Ảnh: Reuters.

Trụ sở của hãng sản xuất pin xe điện CATL. Ảnh: Reuters.

Zgut-Przybylska, một nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, cho biết khoản đầu tư này đã mở rộng ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng kinh tế châu Âu.

Tuy nhiên, András Deák, một chuyên gia năng lượng tại Đại học Dịch vụ Công cộng Hungary, cho biết những lo ngại về sự phụ thuộc là quá sớm vì công nghệ rất nhanh thay đổi và pin dựa trên lithium có thể chỉ là một trong một số lựa chọn trong vài năm tới.

Yang Chao, Đại biện lâm thời tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Budapest, khẳng định dự án cũng là kết quả của sự hợp tác giữa Trung Quốc và Hungary trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ song phương, Tân Hoa xã đưa tin.

Ông Máriás lại có cách tiếp cận thực tế liên quan những thay đổi đang đến với thành phố của mình.

Theo ông, thành phố đã đề nghị một thỏa thuận công bằng cho trang trại của ông. Ông cũng đã mua đất mới và xây một ngôi nhà mới gần đó.

“Một phần trái tim tôi vẫn ở trong khu nhà cũ, nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn. Tôi có thể tiếp tục làm những gì tôi làm”.

Theo Zing News

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE