Doanh nghiệp và nông dân cùng bắt tay liên kết xây dựng những cánh đồng hạnh phúc .....

Chi phí sản xuất của nông dân trên những cánh đồng chiếm gần 70%, lợi nhuận khoảng 30%, trong trường hợp giá lúa bấp bênh, nông dân sẽ thiếu vốn sản xuất. Để cải thiện thu nhập, giảm rủi ro cho nông dân vào mỗi vụ mùa… rất cần đến một hướng đi hiệu quả và mang tính bền vững hơn trên những cánh đồng của bà con.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mỗi năm sản xuất từ 2 – 3 vụ lúa, tạo nên những cánh đồng lúa bạt ngàn, với vị thế là vựa lúa số một cả nước, mỗi năm khu vực này đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa và 95% sản lượng gạo xuất khẩu, song thu nhập của nông dân trên những cánh đồng còn khá bấp bênh.

Hướng đi hiệu quả cho nông dân trồng lúa ở ĐBSCL

Thu nhập từ cây lúa hiện vẫn còn thấp so với các loại cây trồng khác, vì vậy, chưa tương xứng so với giá trị và công sức đầu tư ban đầu của người nông dân. Dẫu rằng trong vài năm trở lại đây, sản xuất lúa gạo được mùa, giá lúa cơ bản ổn định, nhiều sản phẩm lúa gạo chất lượng cao đang dần khẳng định thương hiệu, song nếu vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ và thiếu tính định hướng thị trường thì người trồng lúa vẫn rất khó để có thể nâng cao thu nhập đáng kể hơn từ trồng lúa.

Trong những nỗ lực tìm hướng đi mới, sự xuất hiện của các hợp tác xã kiểu mới, đẩy mạnh chuỗi liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp, xây dựng cánh đồng lớn có thể xem là hướng đi hiệu quả và ngày càng được triển khai rộng rãi tại khắp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Tập đoàn Tân Long – doanh nghiệp sở hữu thương hiệu gạo A AN – là một trong những đơn vị đang tích cực liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo với các hợp tác xã theo mô hình kiểu mới tại các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Sóc Trăng và mới đây nhất là Cà Mau.

Không chỉ cần đủ nguồn cung về số lượng, Tân Long cho biết luôn đặt việc lựa chọn vùng nguyên liệu phù hợp để triển khai canh tác, chủ động kiểm soát đảm bảo chất lượng gạo sạch với tổng sản lượng hơn 350.000 tấn mỗi năm.

Doanh nghiệp và nông dân cùng bắt tay liên kết xây dựng những cánh đồng hạnh phúc .....
Một vụ lúa – tôm mới đã bắt đầu trên những cánh đồng thuộc xã Bạch Biển Đông – một trong những vùng lúa – tôm lớn nhất Cà Mau

Phát biểu tại buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị chiều ngày 6/10 vừa qua với Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (NN-PTNT), ông Trương Mạnh Linh - Giám đốc điều hành mảng gạo Tập đoàn Tân Long, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lương thực A An chia sẻ:

“Chúng tôi mong muốn trở thành doanh nghiệp điển hình trong triển khai cánh đồng lớn thông qua mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới, và đồng hành cùng Sở NN-PTNT trong định hướng xây dựng vùng chuyên canh lúa - tôm gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Qua đó giúp nông dân địa phương thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp, tạo nên những sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và quy chuẩn xuất khẩu của những thị trường khắt khe trên thế giới”, Giám đốc điều hành mảng gạo Tập đoàn Tân Long, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lương thực A An nói.

Sản xuất gạo có thương hiệu, giá trị cao

Sau lễ ký kết, ông Trịnh Hoàng Cung - Giám đốc HTX Nông nghiệp Dân Phát (xã Bạch Biển Đông) đưa đoàn đi thăm cánh đồng lúa đã được rửa mặn, gieo sạ từ những ngày cuối tháng 8 âm lịch. Hiện có nhiều cánh đồng khác thuộc xã Bạch Biển Đông (huyện Thới Bình, Cà Mau) cũng đã được rửa mặn, gieo sạ vụ lúa mới từ những ngày cuối tháng 8 âm lịch.

Trên cánh đồng đã được rửa phèn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Dân Phát cho biết vào mùa nắng, đồng bị nhiễm mặn thì nuôi tôm kết hợp nuôi cua, nuôi cá. Còn vào mùa mưa thì rửa mặn đồng ruộng rồi tiến hành trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh cũng trên nền đất vừa kết thúc vụ tôm.

Đây là vụ lúa - tôm duy nhất trong năm, không lạm dụng thuốc bảo vệ phân thực vật hay phân bón để bảo vệ tôm, nên cây lúa trồng trên nền đất này được sạch hoàn toàn.

“Nhờ có nuôi nhà yến kế bên nên cứ vào mỗi chiều đến yến bay ra ăn sâu, ăn bồ hóng trên cây lúa, vì thế mà hầu như không cần phải dùng đến thuốc hay phân để trừ sâu”, ông Cung chia sẻ.

Trên vùng đất này, 6 tháng nắng thì đồng nhiễm mặn, 6 tháng mưa mới mang về nguồn nước ngọt, do vậy, người nông dân đã thay đổi tập quán canh tác, chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mà nổi bật trong số đó là mô hình canh tác một vụ lúa trên đất nuôi tôm để mang về những vụ mùa bội thu.

Doanh nghiệp và nông dân cùng bắt tay liên kết xây dựng những cánh đồng hạnh phúc .....
Ông Trịnh Hoàng Cung - Giám đốc HTX Nông nghiệp Dân Phát (xã Bạch Biển Đông)

Ông Nguyễn Văn Quân - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau nhìn nhận, mô hình lúa - tôm chính là một trong những mô hình canh tác lúa có tính riêng biệt của tỉnh Cà Mau, tuy sản lượng không cao nhưng luôn đảm bảo được chất lượng tốt vì chọn lọc giống lúa chất lượng cao, trong quá trình sản xuất người nông dân rất hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có kiểm soát phân bón, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng xanh trong nước cũng như xuất khẩu.

“Trên tinh thần liên kết chuỗi giá trị, việc hợp tác giữa tập đoàn Tân Long, được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Lương thực A An với Sở NN-PTNT tỉnh, và các HTX để cùng nhau đồng hành và chia sẻ là hướng đi đúng đắn, khai thác và phát huy được thế mạnh của cả doanh nghiệp và địa phương”, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau phát biểu tại buổi lễ ký kết cùng Tập đoàn Tân Long.

Cũng trong khuôn khổ lễ thỏa thuận ký kết với Sở NN-PTNT, tập đoàn Tân Long cũng đã chính thức ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo với các HTX Dân Phát, HTX Hòa Phát và HTX Ông Đuông thuộc huyện Thới Bình - vùng lúa tôm nổi tiếng bậc nhất Cà Mau. Tập đoàn cũng cùng với HTX thí điểm đưa cơ giới hóa vào một số vùng trồng ngay trong mùa liên kết đầu tiên.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE