Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đối diện rủi ro mới ở thị trường Mỹ

Đầu tháng 10-2022, trên tờ Washington Post của Mỹ đã dẫn một báo cáo mới từ cơ quan Environmental Investigation Agency (EIA), có trụ sở tại Anh, cho rằng gỗ bạch dương của Nga được chuyển qua châu Á trước khi được chuyển đến các cửa hàng ở Mỹ. 
Chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam trong những năm gần đây ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng, song bên cạnh đó cũng đối diện với không ít rủi ro. Ảnh minh họa
Chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam trong những năm gần đây ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng, song bên cạnh đó cũng đối diện với không ít rủi ro. Ảnh minh họa

Theo Washington Post, một chủ nhà máy gỗ Trung Quốc nói với EIA rằng tất cả gỗ trong công ty của họ đều có xuất xứ từ Nga nhưng được đóng gói lại tại Trung Quốc và xuất khẩu sang Việt Nam, với tên Trung Quốc được ghi là quốc gia xuất xứ.

Bên cạnh đó, Washington Post dẫn lời chuyên gia phân tích của EIA: Chúng tôi đã biết rõ từ các cuộc điều tra trước đây rằng một lượng lớn gỗ của Nga, đặc biệt là bạch dương, được sử dụng trong các nhà máy Trung Quốc để làm ván ép xuất khẩu. Sau khi thuế chống bán phá giá của Mỹ có hiệu lực đối với ván ép gỗ cứng của Trung Quốc (vào năm 2017), rất nhiều nhà máy của Trung Quốc đã di cư sang Việt Nam để tránh các mức thuế đó.

Quan sát vấn đề này, giới chuyên gia cho rằng việc đóng gói lại gỗ bạch dương mà phía công ty Trung Quốc mô tả không chỉ vi phạm các quy tắc và luật pháp thương mại của Mỹ mà còn có thể bị coi là bất hợp pháp theo hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ của Việt Nam.

Điều này có nghĩa là ngay cả khi sử dụng các thị trường trung gian thì nguồn gốc cũng phải được biết rõ. Mọi hoạt động hoán đổi thương hiệu đều bị coi là bất hợp pháp. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải biết nguồn gốc của một sản phẩm gỗ như một phần của quá trình thẩm định khi nhập khẩu gỗ hoặc sản phẩm gỗ vào Việt Nam.

Có thể thấy, không chỉ vấn đề với gỗ bạch dương từ Nga mà việc gỗ và sản phẩm gỗ Trung Quốc “mượn đường”, “mượn xuất xứ”, “đội lốt” của Việt Nam để xuất sang Mỹ vẫn còn nhiều điều đáng lưu tâm dù cho trước đây đã cảnh báo nhiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Hiện nay, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Mỹ, với trị giá chiếm 36,2% tổng trị giá nhập khẩu. Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhập khẩu vào Mỹ.

Với thị phần lớn như vậy thì cũng luôn đi kèm với rủi ro phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế. Để tránh rủi ro từ các vụ kiện thì các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Việt Nam cần tuân thủ triệt để các quy định của thị trường, đặc biệt là về nguồn gốc xuất xứ. Tính hợp pháp của nguyên liệu sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam giữ vững thị phần tại thị trường giàu tiềm năng này.

Trong báo cáo “Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam - Trung Quốc” của nhóm tác giả Nguyễn Vinh Quang, Cao Thị Cẩm, Tô Xuân Phúc công bố cách đây không lâu cho thấy, hai mặt hàng mà doanh nghiệp gỗ Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc là ván bóc, ván lạng và gỗ dán, trong đó kim ngạch nhập khẩu ván bóc, ván lạng có xu hướng tăng rất mạnh từ năm 2018.

Theo giới phân tích, có 2 hình thức gian lận chính mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc đang lợi dụng để lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ. Một là, nhập khẩu gỗ ván bóc, gỗ dán nhưng sau đó lấy xuất xứ Việt Nam để xuất đi. Hai là, nhiều doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhà cung cấp là doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ mua một vài sản phẩm, sau đó lắp ráp lại.

Chuyện gian lận xuất xứ khi xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam đã dẫn đến không ít vụ điều tra chống bán phá giá (nhất là từ phía Mỹ) đối với mặt hàng gỗ, nhất là gỗ ván bóc và gỗ dán.

Gần đây nhất, hồi giữa tháng 9-2022 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo gia hạn lần thứ tư thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, kết luận cuối cùng dự kiến được ban hành vào ngày 31-1-2023.

Trước đó, vào tháng 7-2022, DOC đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc, cho rằng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế CBPG và CTC như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác không bị áp dụng thuế CBPG và CTC.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Đọc tiếp

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE