Dow Jones mất hơn 300 điểm, giá dầu sụt mạnh xuống dưới 75USD/thùng

Việc giá dầu không ngừng giảm trong thời gian gần đây đã lấy đi phần lớn mức tăng của năm 2022. Giá dầu WTI tăng chỉ 1,99% trong năm nay còn giá dầu Brent tăng 8,07%.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức thấp nhất trong năm 2022 và chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones rơi vào trạng thái thị trường suy giảm khi mà lãi suất cơ bản tăng lên và gây rối loạn tỷ giá các đồng tiền trên toàn cầu.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,03% xuống 3.655,04 điểm, chỉ số rơi xuống dưới ngưỡng thấp của tháng 6/2022 là 3.666,77 điểm, thấp hơ 8 điểm so với ngưỡng thấp trong ngày của năm 2022 là 3.636,76 điểm.

Chỉ số Dow Jones giảm 329,60 điểm tương đương 1,11% xuống 29.260,81 điểm, chỉ số gia tăng mức suy giảm trong những phút giao dịch cuối cùng.

Chỉ số bao gồm 30 cổ phiếu này hiện thấp hơn khoảng 20,4% so với mức đóng cửa vào ngày 4/1/2022. Chỉ số Nasdaq giảm 0,6% xuống 10.802,92 điểm.

Đồng bảng Anh rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, đã có lúc đồng bảng Anh giảm xuống mức thấp chưa từng có là 1,0382USD/bảng Anh. Từ đó đến nay, đồng bảng đã hồi phục dần từ ngưỡng thấp nhất bởi dự báo về khả năng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nhiều khả năng sẽ phải nâng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Chiến dịch nâng mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), kết hợp với chương trình cắt giảm thuế mà Anh thông báo vào tuần trước đã đẩy đồng USD tăng giá. Đồng euro rơi xuống mức thấp nhất tính từ năm 2022 so với đồng USD. Đồng USD tăng mạnh có thể gây tổn hại đến các doanh nghiệp đa quốc gia của Mỹ và gây tổn hại đến thương mại toàn cầu, phần lớn giao dịch của các doanh nghiệp này được thực hiện bằng đồng USD.

“Việc đồng USD mạnh lên nhìn chung đã dẫn đến một số loại khủng hoảng kinh tế/tài chính”, chiến lược gia tại Morgan Stanley – ông Michael Wilson phân tích.

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng trong phiên ngày thứ Hai, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vượt mức 3,9%

Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm, vốn nhạy cảm với chính sách lãi suất của Fed, tăng vượt 4,3% - cao nhất tính từ năm 2007.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI, loại dầu chuẩn của Mỹ, chốt ngày giao dịch ở mức 76,71USD/thùng, mức giảm 2,58% - đây là ngưỡng thấp nhất của loại hàng hóa này tính từ ngày 3/1/2022.

Giá dầu Brent hạ 2,43% xuống 86,06USD/thùng. Trước đó trong phiên, giá dầu có lúc giảm xuống mức 83,81USD/thùng – thấp nhất tính từ ngày 13/1/2022.

Giá dầu tăng vào thời gian đầu năm nay, nguyên nhân chính do căng thẳng Nga – Ukraine leo thang. Tuy nhiên, việc giá dầu không ngừng giảm trong thời gian gần đây đã lấy đi phần lớn mức tăng của năm 2022. Giá dầu WTI tăng chỉ 1,99% trong năm nay còn giá dầu Brent tăng 8,07%.

Chuyên gia Ben Inker thuộc quỹ GMO đã sử dụng chỉ số đo tỷ giá đồng USD của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) để tính toán cho nghiên cứu của mình. Theo phân tích của ông, nước Mỹ thật sự đã không may mắn khi đồng tiền bị định giá cao quá mức và sự kết hợp của việc cổ phiếu giảm giá và các đồng tiền mất giá bên ngoài nước Mỹ dường như đã dẫn đến sự suy giảm của thị trường chứng khoán Mỹ.

“Trong nhóm các nước phát triển, nhiều nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và Nhật dường như hưởng lợi từ việc đồng tiền mất giá”, ông Inker phân tích. Còn trong nhóm các thị trường các nước đang phát triển, giá trị của đồng tiền các nước mới nổi giờ đủ hấp dẫn để có thể hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong vài năm tới, cũng theo ông Inker.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE