Đường Vành đai 3 TP.HCM sẵn sàng khởi công đúng hẹn

Hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 TP.HCM được UBND thành phố phê duyệt, là cơ sở để tiến hành các công việc tiếp theo.
Đường Vành đai 3 TP.HCM sẵn sàng khởi công đúng hẹn

UBND TP.HCM phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 thuộc công trình đường Vành đai 3 TP.HCM để chuẩn bị cắm cọc, bàn giao hồ sơ ranh giới giải phóng mặt bằng.

Dự án gồm 2 đoạn. Đoạn 1 thuộc địa phận TP Thủ Đức với điểm đầu giáp nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn, chiều dài khoảng 14,73 km.

Đoạn 2 thuộc địa phận huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Điểm đầu giáp cầu Bình Gởi, điểm cuối hết phạm vi cầu Thầy Thuốc, chiều dài khoảng 32,62 km, chưa bao gồm phạm vi chỗ ra, vào cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Các địa phương liên quan gồm TP Thủ Đức, các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh thuộc TP.HCM.

Việc phê duyệt được ranh, cắm cọc là mốc tiến độ quan trọng làm cơ sở thực hiện các công việc tiếp theo như lập đồ án điều chỉnh các quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định nhu cầu tái định cư, bám sát tiến độ tổng thể của dự án được đề ra.

UBND TP.HCM giao trách nhiệm tổ chức cắm cọc, bàn giao hồ sơ ranh giới giải phóng mặt bằng cho các đơn vị liên quan.

Chánh văn phòng UBND TP.HCM và Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước TP.HCM và Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, UBND huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chịu trách nhiệm thi hành quyết định.

vành đai 3
Đường vành đai 3 đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34 km, khai thác quỹ đất khoảng 2.000 ha dọc tuyến để làm lại quy hoạch, tổ chức bán đấu giá, tạo nguồn lực tái đầu tư phát triển.

Dự kiến, dự án giải phóng mặt bằng hơn 640 ha đất, TP.HCM là 408 ha, bố trí tái định cư khoảng 1.476 hộ, trong đó TP.HCM là 740 hộ ở TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi và Bình Chánh.

Để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư, UBND TP.HCM cho biết cần khoảng 41.600 tỷ đồng trong tổng kinh phí giai đoạn 1 là 75.378 tỷ đồng. Giải phóng mặt bằng được cho là mấu chốt, khó khăn, phức tạp nhất của dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.

Phấn đấu khởi công tháng 6/2023

Sau khi phê duyệt thiết kế ranh giới giải phóng mặt bằng, UBND TP.HCM giao chủ đầu tư là Ban Giao thông phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường cùng TP Thủ Đức và các huyện có dự án đi qua tổ chức cắm cọc, bàn giao hồ sơ ranh giải phóng mặt bằng.

Ban Giao thông phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc, các đơn vị liên quan tiến hành điều chỉnh đồ án quy hoạch bị ảnh hưởng, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Ngoài ra, chủ đầu tư được giao nhiệm vụ tiếp tục rà soát, chuẩn xác số liệu tính toán, làm cơ sở lựa chọn phương án thiết kế kết cấu chi tiết đảm bảo an toàn về kỹ thuật, tiết kiệm và hiệu quả về kinh tế.

Các dự án thành phần còn lại đi qua địa bàn Đồng Nai, Bình Dương và Long An tiếp tục triển khai theo kế hoạch tổng thể được phê duyệt.

Cụ thể, trong năm 2022, mỗi địa phương lập và duyệt 2 dự án thành phần là dự án xây lắp và bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong năm tiếp theo, phấn đấu khởi công dự án vào tháng 6/2023. Sau đó tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công để đến năm 2025 có thể thông xe trục 4 làn xe của tuyến cao tốc chính.

vành đai 3
Đường vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư lên đến hơn 250.000 tỷ đồng

Vành đai 3 TP.HCM có tổng mức đầu tư lên tới 250.000 tỷ đồng. Dự kiến, giai đoạn 1 đầu tư khoảng 85.000 tỷ đồng và giai đoạn hoàn thiện khoảng 165.000 tỷ đồng. Trong đó dự án thành 4 đoạn tuyến với tổng chiều dài 91,66 km và 8,3 km các tuyến nối.

Cụ thể, đoạn 1 Tân Vạn - Nhơn Trạch từ nút giao đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến nút giao Tân Vạn.

Chiều dài tuyến là 28,4 km và 8,3 km các tuyến nối. Tổng đầu tư hơn 55.673 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện, giai đoạn 1 là 30.788 tỷ đồng.

Đoạn 2 Tân Vạn - Bình Chuẩn từ nút giao Tân Vạn đến nút giao Bình Chuẩn, dài 15,3 km. Tổng mức đầu tư hơn 40.056 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện và hơn 11.863 tỷ đồng cho giai đoạn 1.

Đoạn 3 Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 từ nút giao Bình Chuẩn đến nút giao Quốc lộ 22, dài 19,1 km cần đầu tư hơn 25.566 tỷ đồng cho giai đoạn hoàn thiện, cùng gần 17.535 tỷ đồng cho giai đoạn 1.

Đoạn 4 Quốc lộ 22 - Bến Lức từ nút giao Quốc lộ 22 đến nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành và cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài 28,86 km dự kiến kinh phí khoảng 41.859 tỷ đồng, giai đoạn 1 cần hơn 22.413 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE