Giá dầu sụt giảm mạnh bởi nỗi lo nhu cầu suy yếu

Khi mà lạm phát đang tiến gần đến ngưỡng 2 con số tại nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới, các NHTW có thể sẽ áp dụng thêm nhiều biện pháp nâng lãi suất mạnh tay làm chững lại tăng trưởng kinh tế.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Giá dầu giảm gần 6USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba và như vậy ghi nhận phiên sụt giảm sâu nhất trong khoảng 1 tháng bởi những nỗi sợ về khả năng nhu cầu năng lượng sẽ đi xuống khi mà ngân hàng trung ương nhiều nước nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát tăng nóng, ngoài ra, tình hình bất ổn tại Iraq đã không thể cản trở OPEC xuất khẩu dầu.

Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 10/2022 giảm 5,78USD/thùng tương đương 5,5% xuống 99,31USD/thùng trên thị trường London. Trong phiên, đã có lúc giá dầu chạm mức thấp 97,55USD/thùng.

Phiên ngày thứ Tư tuần này sẽ là phiên giao dịch cuối cùng của giá dầu hợp đồng kỳ hạn tháng 10/2022. Giá dầu Brent hợp đồng tương lai tháng 10/2022 giảm 4,9% xuống 97,84USD/thùng.

Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 5,37USD/thùng tương đương 5,5% xuống 91,64USD/thùng.

Khi mà lạm phát đang tiến gần đến ngưỡng 2 con số tại nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới, các ngân hàng trung ương có thể sẽ áp dụng thêm nhiều biện pháp nâng lãi suất mạnh tay làm chững lại tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng.

Theo chính trị gia Estonia, ông Madis Muller, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cần phải tính đến việc nâng lãi suất đến 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách vào tháng 9/2022 tới đây.

Lạm phát tại Đức tháng 8/2022 tăng lên mức cao nhất trong gần 50 năm, theo các số liệu mới được công bố. Ngân hàng Trung ương Hungary nâng lãi suất cơ bản ước tính khoảng 100 điểm cơ bản lên 11,75%.

Kỳ vọng vào khả năng Fed nâng lãi suất mạnh tay cũng giúp nâng giá đồng USD. Đồng USD mạnh khiến cho dầu được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.

Giá dầu giảm sau khi tuyên bố từ đại diện doanh nghiệp dầu nhà nước Iraq (SOMO) cho thấy rằng xuất khẩu dầu của Iraq không chịu ảnh hưởng bởi những bất ổn tại nước này, theo phân tích của chuyên gia thuộc ngân hàng UBS – ông Giovanni Staunovo.

Iraq hiện đang trải qua nhiều ngày bất ổn tệ hại nhất trong nhiều năm. Liên tiếp có những cuộc giao tranh giữa các nhóm Hồi giáo dòng Shi'ite. SOMO cho biết họ có thể điều hướng thêm dầu sang châu Âu nếu cần thiết.

Giá dầu chịu thêm nhiều áp lực khi mà doanh nghiệp sản xuất dầu lớn của Nga Gazprom công bố sẽ có thể tăng gấp đôi sản lượng tại giếng Zhagrin ở Tây Siberia nhằm cung cấp ra thị trường thêm hơn 110.000 thùng dầu/ngày.

Nhà đầu tư đồng thời cũng dõi theo diễn biến cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh bao gồm Nga, vốn được biết đến với cái tên OPEC+.

Vào tuần trước, Saudi Arabia từng nói đến khả năng giảm sản lượng của toàn bộ OPEC+ trong trường hợp nguồn cung dầu của Iran trở lại thị trường sau khi nước này có được thỏa thuận hạt nhân với phương Tây.

Còn trong một diễn biến khác có thể làm tăng nguồn cung cho thị trường năng lượng, Bộ trưởng Năng lượng Venezuela cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với Chevron của Mỹ, việc nối lại hoạt động còn tùy thuộc vào giấy phép từ Washington.

Tuyên bố mới nhất về đường hướng chính sách của Fed đến từ chủ tịch Fed tại New York, ông John Williams. Nói với Wall Street Journal, ông Williams khẳng định: “Tôi cho rằng khi mà nhu cầu vượt quá nguồn cung, chúng ta cần đưa lãi suất thực lên trên ngưỡng 0%. Chúng ta cần phải có biện pháp điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm hãm lại nhu cầu và chúng ta thực sự chưa đến giai đoạn này”.

Lời khẳng định mới nhất của ông Williams được đưa ra sau khi các nhà hoạch định chính sách thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia Madis Muller đưa ra quan điểm tương tự. Vào ngày thứ Ba, ông Muller nói rằng ngân hàng trung ương nước này cần phải tính đến việc nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tháng 9/2022 bởi xét đến việc lạm phát tăng quá nóng.

Lãi suất ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng lên khi mà nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn vào các đợt nâng lãi suất. Lãi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm chạm mức cao nhất trong gần 15 năm.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE