Giá dầu tăng mạnh bởi nỗi lo suy giảm nguồn cung

Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm ước tính 215.000 thùng trong tuần gần nhất còn dự trữ xăng và các sản phẩm dầu giảm lần lượt 2,4 triệu thùng và 2,9 triệu thùng
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi thông tin mới công bố cho thấy dự trữ dầu và nhiên liệu tại Mỹ bất ngờ giảm, thông tin này ảnh hưởng đến giá dầu mạnh hơn việc đồng USD lên giá mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch, trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 3,5% và chốt ngày ở mức 89,32USD/thùng. Còn trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 4,65% lên 82,15USD/thùng.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm ước tính 215.000 thùng trong tuần gần nhất còn dự trữ xăng và các sản phẩm dầu giảm lần lượt 2,4 triệu thùng và 2,9 triệu thùng, hoạt động khai thác dầu giảm đi sau một số đợt mất điện gần đây.

Tại khu vực vịnh Mexico, ước tính khoảng 190.000 thùng dầu/ngày tức tương đương khoảng 11% tổng sản lượng của khu vực này đã bị sụt giảm do cơn bảo Ian, theo số liệu của chính phủ Mỹ. Giá xăng bán buôn không ngừng tăng khi mà nhiều nhà máy lọc dầu tại khu vực Trung Tây và bờ Tây của nước Mỹ đóng cửa.

Thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục trở lại trong phiên ngày thứ Tư sau khi Ngân hàng Trung ương Anh công bố sẽ can thiệp vào thị trường trái phiếu nhằm ngăn chi phí lãi vay tăng quá cao, và vì vậy làm giảm đi nỗi sợ của nhà đầu tư vào khả năng sự lây lan của những vấn đề trên thị trường tài chính lớn dần.

Đồng USD lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ so với giỏ tiền tệ trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi mà lãi suất tăng cao khiến cho nỗi sợ suy thoái tăng lên. Đồng USD mạnh lên làm giảm nhu cầu dầu bởi nó khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu nhiều loại tiền tệ khác.

Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu năm 2023 do kỳ vọng vào khả năng nhu cầu suy yếu và đồng USD mạnh, tuy nhiên những nỗi thất vọng về nguồn cung toàn cầu chỉ khiến cho triển vọng dài hạn của giá dầu trở nên sáng sủa hơn.

Nhóm các nước sản xuất dầu OPEC+ nhóm họp vào ngày 5/10/2022, Nga nhiều khả năng sẽ đề xuất cắt giảm sản lượng ước tính 1 triệu thùng dầu/ngày, theo những nguồn tin thân cận từ người có tham gia đàm phán.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, như vậy khoảng thời gian suy giảm tệ hại của thị trường trong thời gian vừa rồi tạm kết thúc.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 tăng 71,75 điểm tương đương 2% lên 3.719,04 điểm khi mà lợi suất trái phiếu tăng, chính vì vậy cổ phiếu trở nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư.

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 548,75 điểm tương đương 1,9% lên 29.683,74 điểm.

Cả hai chỉ số này đã giảm liên tục 6 ngày liên tiếp tính đến ngày thứ Ba, còn trước đó vào đầu tuần chỉ số Dow Jones và S&P 500 rơi vào trạng thái thị trường suy giảm.

Chỉ số Nasdaq Composite tăng 222,13 điểm tương đương 2,1% lên 11.051,64 điểm.

Lợi suất trái phiếu sụt giảm sau khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) công bố sẽ bắt đầu mua vào trái phiếu chính phủ Anh trong nỗ lực bình ổn thị trường. Tại Mỹ, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm đã có lúc tăng vượt 4% lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ nhưng sau đó lại giảm. Ở thời điểm cuối ngày giao dịch, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm ghi nhận ngày giảm mạnh nhất tính từ tháng 3/2009.

Trong năm nay, thị trường chứng khoán đã chịu nhiều áp lực khi mà nhà đầu tư tập trung nhiều vào lạm phát leo thang và nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong việc đương đầu với vấn nạn này. Trong tuần trước, Fed đã nâng lãi suất lần thứ 5 trong năm nay.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE