Giải pháp dinh dưỡng đúng giúp giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận cho nông dân trồng lúa

Nhằm giúp người nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã nghiên cứu “Giải pháp dinh dưỡng cho cây lúa”,
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mô hình của Phân bón Cà Mau giúp bà con tiết kiệm công lao động và tăng hiệu quả sản xuất tăng lợi nhuận
Mô hình của Phân bón Cà Mau giúp bà con tiết kiệm công lao động và tăng hiệu quả sản xuất tăng lợi nhuận

giúp giảm chi phí sản xuất nhưng năng suất lúa vẫn tăng nên lợi nhuận tăng thêm 5 triệu đồng/ha.

“Giải pháp dinh dưỡng cho cây lúa” cũng là chủ đề hội thảo do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp) phối hợp Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp.

Tham dự hội thảo có ông Lê Quốc Điền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Đồng Tháp, ông Nguyễn Tấn Quốc, Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Dịch vụ Nông nghiệp Tiền Giang, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp cùng hơn 150 đại diện nông dân tại tỉnh Đồng Tháp và vùng lân cận. Đại diện PVCFC có TS Lê Hoàng Kiệt – Trưởng Ban Dự án Sản phẩm mới và Giải pháp dịch vụ nông nghiệp.

Giải pháp dinh dưỡng đúng giúp năng suất tăng hơn 11%, lợi nhuận thu về tăng khoảng 23%

Tại hội thảo, kết quả 59 mô hình sản xuất lúa sử dụng NPK Cà Mau – Công nghệ Polyphosphate ở Tây Nam Bộ, trong đó có 16 mô hình được triển khai tại Đồng Tháp đã được những người nông dân trực tiếp tham gia giới thiệu và chia sẻ.

Theo bà con nông dân, cùng điều kiện thời tiết, cây giống, ruộng lúa sử dụng phân NPK Cà Mau công nghệ siêu lân hữu hiệu cho thấy những ưu điểm nổi trội toàn diện cho cả bộ rễ, thân, lá cũng như như bông và hạt lúa. Cụ thể: Năng suất tăng hơn 11%, chi phí sản xuất giảm gần 1 triệu đồng/ha cùng lợi nhuận thu về tăng gần 5 triệu đồng/ha (khoảng 23%).

Là một trong hàng trăm hộ nông dân trải nghiệm thành công sản phẩm NPK Cà Mau Polyphosphate, nông dân Lê Văn Hùng, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, theo hướng dẫn của Phân bón Cà Mau (PBCM), nông dân trong mô hình sử dụng công nghệ Drone phun phân rải đều mặt ruộng, giúp giảm gần 20% liều lượng phân sử dụng so với cách rải phân truyền thống, đồng thời tiết kiệm thêm chi phí thuê nhân công,... Kết thúc vụ Đông Xuân 2022, ông Hùng thu hoạch được 7,26 tấn lúa/ha cao hơn ruộng đối chứng 240 kg lúa/ha, lợi nhuận cao hơn 4.080.000 đồng/ha.

“So với ruộng đối chứng, ruộng dùng Phân Bón Cà Mau lá đứng và xanh bền, hạn chế sâu bệnh đáng kể nhất là sản xuất trong điều kiện khí hậu bất thường hiện nay. Dinh dưỡng thấm sâu, bộ rễ to khỏe và dài giúp cây lúa cứng cáp đến lúc thu hoạch không ngã rạp. Đặc biệt, ruộng trình diễn trổ bông đồng loạt, hạt chắc và đều, trông thấy rất mê cho năng suất cao, giảm chi phí và tăng lợi nhuận”, nông dân Lê Văn Hùng nói.

Qua thực tiễn triển khai và từ góc nhìn chuyên môn, các chuyên gia đánh giá Urea Cà Mau và 2 dòng NPK Cà Mau polyphosphate (20-15-8; 18-6-18) khá phù hợp cho mục tiêu phát triển cây lúa bền vững. Việc ứng dụng phân bón công nghệ cao kết hợp kỹ thuật mới là tất yếu của ngành trồng lúa trước những thách thức về giá vật tư, khí hậu, sức tiêu thụ và giá đầu ra.

Bà Nguyễn Thị Bích Dân, Cán bộ kỹ thuật Trung Tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, người trực tiếp quản lý mô hình trình diễn cho biết, Phân bón Cà Mau (gồm: Ure Cà mau, NPK (20-15-8) và NPK (18-6-18) giúp cây lúa hấp thụ từ từ các dưỡng chất, từ đó giúp giữ màu sắc lá lúa bền vững, hạn chế sâu bệnh gây hại trong điều kiện thời tiết bất lợi, cây lúa “ăn” phân chậm nhưng vẫn bảo đảm đủ dinh dưỡng nên sinh trưởng và phát triển tốt hơn; lá đứng, cứng cây, ít lá ủ, hạn chế sâu bệnh gây hại ngay từ đầu vụ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Giúp nông dân tăng lợi nhuận để gắn bó hơn với nghề lúa

“Ở giai đoạn đầu cây lúa ruộng trình diễn và ruộng đối chứng không khác biệt về số chồi, màu sắc lá, chiều cao cây nhưng từ giai đoạn làm đòng đến trổ bông ruộng trình diễn có số chồi đồng đều, số chồi hữu hiệu cao, lúa trổ đồng loạt, vô hạt chắc làm tăng năng suất và lợi nhuận cho nông dân”, bà Bích Dân nhấn mạnh.

Đại diện PVCFC, TS Lê Hoàng Kiệt cho biết, bộ sản phẩm NPK Polyphosphate Cà Mau là được sản xuất bởi công nghệ tiên tiến hàng đầu châu Âu, chỉ tạo được trên nền Urê quá lỏng độc quyền và duy nhất tại Việt Nam; tạo nhiều lân hữu hiệu giúp cây trồng hấp thu nhanh, hiệu quả và không kết tủa trong đất như lân thông thường; hỗ trợ hấp thu tốt hơn các dinh dưỡng khác, đặc biệt là vi lượng.

TS Lê Hoàng Kiệt – Trưởng Ban Dự án Sản phẩm mới và Giải pháp dịch vụ nông nghiệp

“Ưu điểm của bộ sản phẩm Polyphosphate là giúp cây lúa phát triển cân đối, đẻ nhánh khỏe, lá xanh bền, hạn chế sâu bệnh. Tạo nhiều chồi hữu hiệu – đòng to – chắc hạt, giúp tăng năng suất chất lượng nông sản cũng như tăng lợi nhuận cho nông dân.

Với những kết quả từ các mô hình thử nghiệm, trong thời gian tới, PVCFC sẽ cùng ban, ngành tại các địa phương nhân rộng hơn nhiều mô hình, giúp bà con tăng lợi nhuận để gắn bó hơn với nghề lúa, cũng là góp sức vào mục tiêu an ninh lương thực chung của quốc gia”, TS Lê Hoàng Kiệt nói.

Bên cạnh chọn giải pháp dinh dưỡng đúng cho cây lúa, tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, Chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp, đã hướng dẫn bà con nông dân cách chăm sóc, quản lý dinh dưỡng và phân bón hợp lý cho cây lúa cho đến khi thu hoạch cũng như cách chăm sóc, bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng. Những chia sẻ quý giá của GS.TS Nguyễn Bảo Vệ rất được bà con nông dân tiếp thu và học hỏi.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE