Hà Nội đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng hầm chui khép kín đường Vành đai 3,5

Nút giao đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long là cơ sở để tuyến Vành đai 3,5 của Hà Nội thông suốt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký quyết định số 4563 ngày 19/11 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).

Dự án xây dựng nút giao gồm các nhánh kết hợp hầm trực thông, trong đó, hầm chui được thiết kế theo hướng Lê Trọng Tấn đi Quốc lộ 32, tim tuyến trùng với đường Lê Trọng Tấn, bố trí 4 làn xe với tổng chiều dài 975 m.

Đoạn đi dưới Đại lộ Thăng Long thiết kế hầm kín dài 150 m. Phía đường Lê Trọng Tấn thiết kế hầm hở dài 157,5 m, tường chắn dài 220 m. Phía Quốc lộ 32 xây dựng hầm hở dài 157,5 m, tường chắn dài 200 m.

Ngoài ra, dự án gồm hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước trên cầu và 2 đầu cầu.

Tổng mức đầu tư xây dựng công trình hơn 2.384 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố Hà Nội, thời gian thực hiện từ năm 2022-2026. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.

hà nội
Vị trí xây dựng nút giao Vành đai 3 - Đại lộ Thăng Long

Hà Nội hiện có 4 hầm chui đi vào sử dụng gồm Kim Liên - Xã Đàn, là hầm chui đầu tiên của Hà Nội, được khởi công từ năm 2006 với tổng mức đầu tư 467 tỷ đồng, đi vào hoạt động năm 2009.

Hầm chui thứ 2 được xây dựng tại nút giao Trung Hòa - Vành đai 3, được đưa vào sử dụng từ đầu tháng 1/2016.

Hầm chui Trung Hòa (nút giao Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long) được khởi công đầu năm 2015, chiều dài gần 700 m với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.

Hầm chui Thanh Xuân, qua nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi có chiều dài 980 m, được khởi công từ tháng 6/2014 với kinh phí hơn 500 tỷ đồng.

Ngày 5/10, hầm chui Lê Văn Lương được thông xe, có mức đầu tư gần 700 tỷ đồng.

Giữa tháng 10, hầm chui qua nút giao Kim Đồng - Giải Phóng được khởi công với tổng giá trị phê duyệt gần 780 tỷ đồng từ nguồn từ ngân sách thành phố Hà Nội. Đây là hầm chui thứ 5 của Hà Nội.

hà nội
Nút giao Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long và đoạn Vành đai 3,5 đi qua địa phận huyện Hoài Đức về đích năm 2025, 2026

Nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long hoàn thành là cơ sở để tuyến Vành đai 3,5 của Hà Nội thông suốt.

Vành đai 3,5 là tuyến đường kết nối khu vực phía Bắc và Nam sông Hồng, nhiều phân khu đô thị và khu dân cư thuộc các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, huyện Thanh Trì và Hoài Đức... tạo thành vành đai phía Tây Thủ đô.

Tổng chiều dài tuyến đường đoạn từ cầu Thượng Cát đến Đại lộ Thăng Long khoảng 9,4 km. Đến nay Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đi qua địa bàn huyện Hoài Đức và quận Hà Đông được đưa vào hoạt động từ hàng chục năm.

Nhưng đoạn tuyến trên địa bàn huyện Hoài Đức có chiều dài 5,5 km chưa hoàn thiện, phải xin lùi tiến độ nhiều lần. Cụ thể, tuyến đường Vành đai 3,5 trên địa bàn huyện Hoài Đức phải hoàn thành từ năm 2019 nhưng kéo dài đến năm 2021, đến nay tiếp tục xin lùi tiến độ sang năm 2025.

Dự án Vành đai 3,5 trên địa bàn huyện Hoài Đức được triển khai theo 3 dự án thành phần và giao UBND huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư, dự kiến đến năm 2025 sẽ hoàn thành.

Vành đai 3,5 đoạn Hoài Đức là trục đô thị cấp đặc biệt, kết nối các quận, huyện Hà Nội như Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Đông, Thường Tín với 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp. Cuối tuyến giao với đường 32 đoạn qua cổng chào huyện Hoài Đức, đi qua các xã An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Kim Chung...

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE