Hơn 76 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022

Trong 6 tháng đầu năm 2022, bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, bên cạnh đó có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Trong tháng 6, số doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội và TP.HCM tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021. (Ảnh minh họa)
Trong tháng 6, số doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội và TP.HCM tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021. (Ảnh minh họa)

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, trong tháng 6/2022, cả nước có gần 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 0,7% so với tháng trước nhưng tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 121.087 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 77.131 người.

Đáng chú ý, trong tháng 6, số doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội và TP.HCM tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Theo đó, Hà Nội có 14.628 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này ở TP.HCM là 22.469 doanh nghiệp, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong tháng 6, cả nước còn có gần 2,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 56,7% so với tháng trước và giảm 53,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 6, có 5.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 3,3% và tăng 32,6%; có 5.148 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 23,0% và giảm 1,7%; có 1.687 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,0% và giảm 12,1%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nước có hơn 76,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 40,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,9 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (20.949 doanh nghiệp).

Trong đó, các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất là: bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, chiếm 37,8%); xây dựng (5.015 doanh nghiệp, chiếm 12,3%); công nghiệp chế biến, chế tạo (4.493 doanh nghiệp, chiếm 11,0%).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 17/17 lĩnh vực, mức tăng cao nhất ghi nhận ở một số lĩnh vực như: sản xuất phân phối, điện, nước, gas (652 doanh nghiệp, tăng 222,8%); hoạt động dịch vụ khác (1.124 doanh nghiệp, tăng 202,2%); kinh doanh bất động sản (1.409 doanh nghiệp, tăng 69,6%); bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, tăng 68,2%); giáo dục và đào tạo (977 doanh nghiệp, tăng 67,6%) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5%).

Tuy nhiên, 6 tháng cả nước ghi nhận 50,9 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 43,0%; gần 24,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 2,4%; 8,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 13,6%.

Như vậy, bình quân một tháng có 19,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động và có 13,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Đọc tiếp

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Khi so sánh giữa các dòng sản phẩm, người mua có nhu cầu ở thực có thể nhận thấy giá căn hộ vẫn ở mức hợp lý hơn so với những sản phẩm liền thổ trong dự án như biệt thự và nhà liền kề. Từ đó, dẫn đến câu chuyện ghi nhận mức tăng về nhu cầu và giá sơ cấp của phân khúc căn hộ trong quý I/2024.

Chat với BizLIVE