HSBC phân tích nguyên nhân tăng trưởng kinh tế ASEAN lên mạnh bất chấp bối cảnh khó khăn

Trong khi ASEAN không hoàn toàn “miễn dịch” trước tình hình thương mại chậm lại, thị phần ngày càng tăng trên thị trường xuất khẩu toàn cầu –thành quả của nhiều năm nỗ lực thu hút đầu tư FDI chất lượng .
HSBC phân tích nguyên nhân tăng trưởng kinh tế ASEAN lên mạnh bất chấp bối cảnh khó khăn

Hôm nay, ngân hàng HSBC Việt Nam công bố báo cáo “Triển vọng ASEAN. Xuất khẩu: Một câu chuyện kiên cường đáng ngạc nhiên”.

Trong đó HSBC nhận xét cho tới thời điểm hiện tại của năm 2022, xuất khẩu của ASEAN vẫnbền bỉ, phần lớn nhờ vào chu kỳ công nghệ kéo dài và giá hàng hóa tăng cao, trong khi thương mại chậm lại dường như là điều khó tránh khỏi, thị phần đang tăng lên của ASEAN có thể sẽ mở ra triển vọng thuận lợi và lâu dài hơn và sự trở lại của du lịch đại trà có khả năng giúp khu vực vượt qua những sóng gió, mặc dù vẫn còn tồn tại những thách thức kéo dài

Mặc dù suy thoái toàn cầu đang là chủ đề của nhiều thảo luận, các nền kinh tế ASEAN vẫn đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ tới thời điểm hiện tại của năm 2022.

Trong khi nhu cầu trong nước phục hồi mạnh mẽ mang lại những lợi ích rõ ràng thì các lĩnh vực bên ngoài - trụ cột tăng trưởng vững chắc trong hai năm qua - vẫn bền bỉ một cách đáng ngạc nhiên. Đầu tiên, các nước xuất khẩu hàng hóa như Malaysia và Indonesia đã nương theo chu kỳ tăng giá hàng hóa.

Trong khi đó, các nền kinh tế liên quan nhiều đến công nghệ, bao gồm Singapore, Malaysia và Việt Nam, tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu về điện tử đang tăng cao. Mặc dù vậy, sau hai năm tăng trưởng đầy ấn tượng, thương mại cũng tới lúc chậm lại. Có một rủi ro về điều chỉnh giá lớn trong lĩnh vực hàng hóa, trong khi các dấu hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu đối với nhiều mặt hàng điện tử đang yếu đi.

Trong khi ASEAN không hoàn toàn “miễn dịch” trước tình hình thương mại chậm lại, thị phần ngày càng tăng trên thị trường xuất khẩu toàn cầu –thành quả của nhiều năm nỗ lực thu hút đầu tư FDI chất lượng - có khả năng tạo ra một bước đệm vững chắc.

Bất chấp tốc độ suy giảm của công nghệ sắp xảy ra, Singapore, Malaysia và Việt Nam đã vươn lên trong chuỗi giá trị những năm qua, nhờ liên tục nâng cao năng lực sản xuất. Indonesia, mặc dù với tỷ trọng FDI vẫn còn tương đối thấp, vẫn có tham vọng nâng tầm ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng xe điệntoàn cầu. Nâng cao năng lực sản xuất nhiều khả năng sẽ mang lại chút bền bỉ cho xuất khẩu của ASEAN trước những thách thức thương mại gia tăng.

Ngoài hàng hóa, xuất khẩu dịch vụ cũng cần được quan tâm. Khi thế giới dần trở lại bình thường và hạn chế đi lại được nới lỏng, chúng ta kỳ vọng sẽ thấy sự dịch chuyển tất yếu trong nhu cầu toàn cầu từ hàng hóa sang dịch vụ, một “liều thuốc bổ” với các ngành du lịch và lữ hành.

Dựa trên các ước tính của HSBC, ASEAN có thể sẽ có thêm động lực, đặc biệt là các nền kinh tế chú trọng về du lịch như Thái Lan và Việt Nam, mang lại sự bền bỉ. Tuy nhiên, những thách thức toàn cầu, bao gồm chi phí sinh hoạt tăng ở một số nơi trên thế giới, có thể làm chậm quá trình phục hồi và có thể mất một thời gian để lượng khách du lịch trong khu vực đạt đến mức như trước đại dịch.

Xuất khẩu hàng hóa liệu có thể tiếp tục mạnh mẽ?

Hai năm đại dịch vừa qua đã dẫn đến mức tăng trưởng thương mại ấn tượng ở châu Á. Nhu cầu toàn cầu đã tăng lên - từ hàng điện tử tiêu dùng đến đồ dùng nhà bếp và thiết bị thể thao gia đình –tiếp thêm nhiên liệu cho động cơ bên ngoài của Châu Á. Rõ ràng ASEAN chính là khu vực được hưởng được lợi. Ngay cả khi tính đến hiệu ứng cơ sở, xuất khẩu vẫn bền bỉ, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái trong 6 tháng đầu năm 2022.

Khi cuộc tranh luận về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu lan rộng, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là: liệu xuất khẩu của ASEAN có thể tiếp tục mạnh mẽ? Mặc dù các chỉ số được đo với tần suất liên tục cho thấy chu kỳ sản xuất toàn cầu đang “hạ nhiệt”, vẫn có những lý do chính đáng để tiếp tục lạc quan. Một phần quan trọng của câu chuyện chính là lượng FDI đều đặn, phần lớn chảy vào các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu. ASEAN hiện chiếm khoảng 10% thị phần FDI của thế giới, gần như ngang bằng với Trung Quốc đại lục.

Khu vực này đã giành được thị phần đáng kể trong một số sản phẩm nhất định, nhiều khả năng tạo ra “lá chắn” giúp khu vực này trụ vững trướcxu hướng suy giảm thương mại toàn cầu. Mặc dù vậy, tác động có thể không đồng đều trong khu vực, trong đó, Singapore, Malaysia và Việt Nam có tâm thế tương đối tốt hơn trong ngắn hạn, còn Indonesia đã viết nên một câu chuyện dịch chuyển cơ cấu thú vị. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét hai lĩnh vực quan trọng: điện tử và hàng hóa.

Ngành hàng điện tử: một câu chuyện phức tạp

Xuất khẩu hàng điện tử có vị trí vô cùng quan trọng trong tổng quan xuất khẩu khu vực. Lĩnh vực này chiếm tới một phần ba tổng số hàng châu Á xuất đi và ở ASEAN tỷ lệ này lên tới 50-60%. Sau hai năm nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử liên tục mạnh mẽ, giờ đây đã xuất hiện dấu hiệu sơ khởi cho thấy chu kỳ công nghệ đang vào giai đoạn “chững lại”. Đơn đặt hàng tiêu dùng và công nghiệp điện tử mới đều tăng chậm lại sau khi đạt đỉnh vào giữa năm 2021 (Biểu đồ 2). Hàng xuất từ Hàn Quốc, thường đóng vai trò chủ đạo ở châu Á, cũng đã bắt đầu giảm.

Tuy nhiên, đây chính là điểm mấu chốt để đi sâu hơn vào những sắc thái khác nhau trong lĩnh vực điện tử. Lấy ví dụ như ở Singapore, có thể thấy sự khác biệt trong điện tử tiêu dùng và điện tử công nghiệp (Biểu đồ 3). Trong khi xuất khẩu điện tử tiêu dùng giảm, xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ chất bán dẫn vẫn duy trì vững vàng tại thời điểm hiện tại. Singapore đã trở thành nhà cung cấp chính 3D flash NAND, một loại thẻ nhớ tân tiến, nhờ khoản đầu tư của hãng Micron. Mặc dù vậy, giá NAND giảm là một rủi ro rõ ràng (Biểu đồ 4). Câu hỏi được đặt ra là: liệu xuất khẩu điện tử (xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ) của Singapore có giảm mạnh như trong giai đoạn 2018-19? Có lẽ là không. Tình trạng sụt giảm trước đó phần lớn là kết quả của đợt điều chỉnh mạnh về giá thẻ nhớ xuất phát một phần từ nguyên nhân cung vượt quá cầu. Mặc dù không có khả năng duy trì tốc độ nhanh như trước, cuộc khủng hoảng chất bán dẫn hiện đang dịu đicho thấy sản xuất sẽ chậm lại chứ không ngưng hẳn.

Tại Malaysia, trung tâm sản xuất chip thứ hai của ASEAN, khối lượng vẫn đang tăng. Tình hình này dẫn đến mức thặng dư thương mại cao kỷ lục, đạt hơn 25 tỷ MYR, tương đương 1,7% GDP (Biểu đồ 5). Nguyên nhân có thể do Malaysia là một trong những nhà xuất khẩu chip ô tô thành phẩm lớn nhất thế giới, chuyên thử nghiệm/lắp ráp chip thành phẩm. Mặc dù nhu cầu đối với thiết bị điện tử tiêu dùng đang ngày càng sụt giảm, đơn hàng đặt trước chip ô tô vẫn còn, nghĩa là Malaysia nhiều khả năng sẽ giữ được mức xuất khẩu chất bán dẫn bùng nổ thêm một thời gian nữa.

Trong khi đó, sự bùng nổ cũng đồng nghĩa nâng cao năng lực sản xuất, nhờ dòng vốn FDI ổn định. Malaysia liên tục nhận được một phần lớn vốn FDI của khu vực, gần đây đã đạt mức cao tới 10% GDP (Biểu đồ 6), 70% trong số đó rót vào sản xuất thiết bị điện tử. Nếu xem xét một giai đoạn dài, con số này còn ấn tượng hơn nữa.

Trong một thập kỷ qua, nền kinh tế này đã giành được thị phần lớn trong lĩnh vực bán dẫn trên toàn cầu: 25% linh kiện mạch tích hợp IC của thế giới, cũng như 10% thị phần trong cả chip xử lý/điều khiển và chip khuếch đại (Biểu đồ 7). Các gã khổng lồ công nghệ, bao gồm Intel và Infineon, đã công bố các khoản đầu tư đáng kể để mở rộng cơ sở sản xuất hiện đại của họ (Bảng 1).

Nhắc đến các nước có FDI vượt trội trong khu vực, Việt Nam cũng là một quốc gia nổi bật. Nhờ các khoản đầu tư có tổng giá trị 18 tỷ USD của Samsung trong 20 năm qua, Việt Nam đã dần chuyển mình trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng. Xuất khẩu điện tử tiêu dùng của Việt Nam đã tăng mạnh từ dưới 5% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2000 lên mức hơn 30% như hiện nay.

Tuy nhiên, FDI mạnh mẽ nhiều khả năng sẽ tạo bước đệm để hỗ trợ Việt Nam tiến lên trong chuỗi giá trị. Kể từ năm 2006, Intel đã đầu tư 1 tỷ USD vào cơ sở lắp ráp/thử nghiệm chip tại Việt Nam, tăng gấp đôi thị phần chip xử lý/điều khiển trên toàn cầu chỉ trong vòng 3 năm (mặc dù chip lắp ráp tại Việt Nam nhìn chung là chip có giá trị thấp hơn được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm điện tử). Đầu năm nay, Samsung đã rót thêm 920 triệu USD đầu tư vào Việt Nam với mục đích mở động sản xuất, bao gồm sản xuất bảng mạch và mô-đun cảm ứng. Sáu tháng sau, báo chí đã đưa tin Samsung đang trong quá trình thử nghiệm sản phẩm lưới bóng chip, một loại mô-đun chip phức tạp, có kế hoạch đưa vào sản xuất đại trà vào tháng 7 năm 2023.

Tuy nhiên, Samsung không phải là nhà đầu tư duy nhất, Apple cũng đang đẩy nhanh quá trình chuyển nhà máy sang Việt Nam, sau khi kế hoạch bị gián đoạn một phần bởi đại dịch. Sau khi sản xuất đại trà AirPods vào năm 2020, Apple đang đàm phán với Việt Nam để sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn như Apple Watch và MacBook. Cụ thể, Foxconn, một nhà cung cấp lớn của Apple, đã ký kết Biên bản ghi nhớ trị giá 300 triệu USD với một công ty phát triển đô thị của Việt Nam là Kinh Bắc City, để mở rộng cơ sở sản xuất tại tỉnh Bắc Giang.

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE