Hụt cầu cả nội lẫn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đi ngược sự hồi phục chung

Chứng khoán Mỹ và châu Á đều hồi phục trở lại nhưng thị trường Việt Nam sau phiên mất hơn 22 điểm vẫn đang rất dè dặt. Ngay cả nhà đầu tư nước ngoài hiện cũng có sự ngần ngại giao dịch.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Ảnh minh hoạ)
(Ảnh minh hoạ)

Định vị thị trường

Xác suất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không tăng lãi suất đang dần thu hẹp lại. Giới đầu tư tại Mỹ đặt cược mạnh hơn vào kịch bản FED tăng lãi suất 0,25%, xác suất hiện đang là 74%.

Trong đêm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục hồi phục trong đó S&P 500 tăng 0,9%. Và các chỉ số chứng khoán châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều tăng điểm nhẹ trở lại. Dù vậy, thị trường Việt Nam lại khá cá biệt sau khi có một phiên giảm hơn 22 điểm.

Chất xúc tác

Sự kiện FED dường như không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư nội mà ngay cả nhà đầu tư ngoại cũng đang theo dõi. Phiên hôm qua đã có sự gián đoạn sau chuỗi 9 phiên mua ròng của khối ngoại. Họ đã chuyển sang bán ròng 340 tỷ đồng trên cả thị trường. Ngay ở sáng nay, khối ngoại cũng bán ròng trên HOSE khoảng 110 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động trên liên ngân hàng trước khi FED có hành động mới cũng ghi nhận sự kiện lạ. Lãi suất qua đêm đã giảm mạnh trong sáng nay xuống dưới 3%. Cùng với đó, Ngân hàng nhà nước cũng tiếp tục không cần phải hỗ trợ thanh khoản hệ thống.

Vận động nhóm ngành

Trước các sự kiện quan trọng và với việc VN-Index vẫn ở vùng giao dịch nhạy cảm, vai trò của các cổ phiếu Bluechips càng trở nên quan trọng. VCB ở phiên hôm qua đã có cú sụt giá khá mạnh khi giảm 4,38% xuống 85.100 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, VHM dù có thông tin từ việc bán dự án cho CapitaLand vẫn chốt phiên giảm 1,4%.

Cả 2 cổ phiếu này trong sáng nay đều ghi nhận nỗ lực hồi phục: VCB tăng 1,3% còn VHM tăng 2,4%. Tuy nhiên, đây chỉ là 2/5 mã tăng tại rổ VN30. Rổ này vẫn còn tới 24 mã giảm với một loạt cổ phiếu như VJC (-3,4%), MSN (-2,5%), PDR (-2,5%), VRE (-2,4%), VIC (-1,7%), SAB (-1,5%), BID (-1,1%).

Ảnh hưởng của Bluechips khiến cho HoSE có gần 55% mã giảm. Những mã giữ giá tham chiếu hoặc tăng giá chiếm 45%, trong số này nhóm cổ phiếu Đầu tư công có sự hiện diện khá nhiều như KSB (+2,4%), CII (0%), VCG (%), HHV (0%), LCG (0%), HT1 (0%), FCN (0%).

Đây có thể xem là những nỗ lực phản kháng lại sự lấn lướt của sắc đỏ. Tuy nhiên, yếu tố thanh khoản chưa đủ mạnh nên trạng thái giá của các cổ phiếu vẫn chủ yếu trong biên độ hẹp.

Quy mô giao dịch của cả HOSE cuối phiên sáng chỉ là hơn 3.000 tỷ đồng, tương đương 170,81 triệu đơn vị. Chỉ số VN-Index tạm thời giảm 3,82 điểm xuống 1.019,28 điểm.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đều tỏ ra thận trọng, HNX-Index chỉ tăng 0,01% còn UPCoM-Index mất 0,67% do ảnh hưởng từ BSR (-3,9%), C4G (-2,8%). Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt trên 500 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE