[Infographic] Kinh tế - xã hội nửa đầu 2022 qua những con số, một số ngành tăng cao hơn cả trước COVID-19

Nhiều dấu hiệu tích cực về sự phục hồi tiếp tục thể hiện như chỉ số sản xuất công nghiệp, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giải ngân đầu tư công hay thu NSNN...
[Infographic] Kinh tế - xã hội nửa đầu 2022 qua những con số, một số ngành tăng cao hơn cả trước COVID-19

Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022, trong đó cập nhật những thông tin toàn cảnh về tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn.

Theo GSO, tình hình kinh tế – xã hội nước ta 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong bối cảnh có nhiều dấu hiệu kém tích cực của tình hình kinh tế thế giới. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo giảm sau hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng mạnh nhất kể từ năm 2011, gây nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng, lương thực, tạo áp lực lớn đến lạm phát toàn cầu.

Tuy nhiên với sự quyết tâm trong điều hành của Chính phủ cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân..., kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 của nước ta tiếp tục thể hiện sự khởi sắc ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Một số ngành đã có mức tăng cao hơn trước khi dịch COVID-19 xuất hiện như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…

Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021. Tính chung 6 tháng, GDP tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giữ mức tăng khá trong bối cảnh ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường từ đầu quý 2/2022 và giá vật tư đầu vào tăng cao.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, tình hình đăng ký doanh nghiệp trong kỳ ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm đạt 116,9 nghìn doanh nghiệp (lần đầu tiên vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp).

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 3/2022 với 85,0% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn so với quý liền kề.

Trong giai đoạn, hoạt động thương mại, vận tải, du lịch tiếp tục phục hồi tích cực. Khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số trên vẫn giảm 92,9% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Tới hết quý 2, NSNN bội thu gần 220 nghìn tỷ đồng, tăng thêm 2.600 tỷ đồng so với thống kê của tháng liền kề. Trong đó, khoản thu từ dầu thô đã vượt 21,3% dự toán năm và tăng 80,8% so với cùng kỳ.

Những thông tin đáng chú ý khác về hoạt động sản xuất nông nghiệp - công nghiệp, đăng ký kinh doanh, vốn đầu tư và hoạt động bán lẻ - dịch vụ... trong 6 tháng đầu năm 2022 được GSO thống kê trực quan, cụ thể qua Infographic dưới đây:

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Chat với BizLIVE