Khởi động dự án Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam "mùa 2"

Sau lần đầu tiên phát hành vào năm 2021, "Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam" được giới chuyên môn đánh giá là xây dựng được cơ sở dữ liệu uy tín, cập nhật về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở tại Việt Nam.
Toàn cảnh Lễ khởi động Dự án Phát hành “Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022”. Ảnh Tuấn Việt
Toàn cảnh Lễ khởi động Dự án Phát hành “Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022”. Ảnh Tuấn Việt

Ngày 8/9, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và Công nghệ - NATEC (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) và Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP tổ chức Lễ khởi động và ký kết hợp tác Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2022.

Đây là năm thứ 2 Báo cáo toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam được thực hiện với tên gọi “Vùng đất sáng tạo”, hướng tới mục tiêu mang đến bức tranh toàn cảnh về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở năng động tại Việt Nam; đồng thời lan tỏa tinh thần ĐMST mở, phổ biến ngày một sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong nước.

Tại sự kiện, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng NATEC cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức hội nghị giao ban vùng các tỉnh phía Bắc, tại sự kiện này đã công bố kế hoạch để triển khai chiến lược khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Trong đó, đơn vị này xác định nhiệm vụ hết sức quan trọng là đo lường chỉ số đổi mới sáng tạo của các địa phương và quốc gia, để từ đó xác định được địa phương nào mạnh điểm gì, yếu điểm gì và định hướng xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ.

Đồng thời, ở góc độ quốc gia Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế - hiện có những thuận lợi, khó khăn như thế nào trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh Tuấn Việt

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh Tuấn Việt

Bên cạnh bày tỏ sự kỳ vọng với Báo cáo này vào năm nay, Cục trưởng NATEC cũng cũng lưu ý, Báo cáo cần tiếp tục mở rộng về phạm vi và đối tượng được tiếp cận để khai thác hết ý nghĩa của những dữ liệu đầu tư và lời khuyên bổ ích từ chuyên gia cố vấn.

Theo đó, Báo cáo đổi mới sáng tạo cần chạm đến các địa phương, tiến tới xây dựng chỉ số ĐMST của địa phương để từng nơi có chiến lược phát triển phù hợp.

Đồng thời, không chỉ trong nước, Báo cáo cần hướng ra quốc tế thông qua các mạng lưới chuyên gia người Việt ở nước ngoài để giới thiệu bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam và tích cực thu hút nguồn lực quốc tế.

"Năm nay, báo cáo được kỳ vọng có thêm sự tham gia đông đảo và sâu sắc hơn từ cộng đồng, bổ sung đối tượng tham gia xây dựng, cung cấp nhiều đánh giá, bình luận khách quan về cơ chế, thể chế, chính sách hay về cơ hội, thách thức của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST", Cục trưởng NATEC nói.

Giới thiệu về Báo cáo này, bà Phạm Thị Thu Hằng, Chủ tịch HĐQT Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP cho biết: Đây là một báo cáo thường niên, chuyên cập nhật các thông tin về đổi mới sáng tạo mở dành cho các doanh nhân, startup, tập đoàn lớn và nhà đầu tư tại Việt Nam cũng trên thế giới.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Chủ tịch BambuUP tại lễ phát động.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Chủ tịch BambuUP tại lễ phát động.

Trong đó, nguồn dữ liệu trong báo cáo được tư vấn và bảo đảm uy tín thông qua đội ngũ hơn 50 chuyên gia đầu ngành và các nhà sáng lập startup uy tín hàng đầu.

Trong lần đầu tiên ra mắt vào năm 2021, “Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam" đã ghi nhận thành công ấn tượng với hơn 800 startup ghi danh, hơn 2.000 lượt tải và tiếp cận hơn 25.000 cá nhân tại 20 quốc gia; cùng với hơn 150 cơ quan thông tấn, báo chí trong nước & quốc tế đưa tin.

Theo đại diện BambuUP, nhằm tiếp tục sứ mệnh nâng tầm và kết nối toàn hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, Báo cáo Hệ sinh thái ĐMST mở Việt Nam 2022 vừa được khởi động kỳ vọng sẽ đánh dấu sự trở lại của một cơ sở dữ liệu uy tín, toàn diện, đa chiều về hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

"Báo cáo sẽ là nguồn thông tin giúp thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp và các startup; giúp khơi thông đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hệ sinh thái ĐMST. Đồng thời, giúp Chính phủ và chính quyền địa phương hoạch định các chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp và ĐMST...”, bà Phạm Thị Thu Hằng nói.

Cũng theo bà Hằng, lấy chủ đề là “Vùng đất sáng tạo" - InnoNation (kết hợp của Innovation và Nation), Báo cáo thể hiện khát vọng và tầm nhìn của BambuUP về một Việt Nam đổi mới sáng tạo được đồng kiến tạo bởi các “cư dân” - chính là các startup, doanh nghiệp, nhà đầu tư, viện trường và các tổ chức thúc đẩy ĐMST...

ĐMST là động lực phát triển của nền kinh tế số

Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành Quỹ Do Ventures, ĐMST là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế số, đặc biệt là khi nền kinh tế số hiện nay đã chiếm khoảng 8% GDP quốc gia và theo kỳ vọng của Chính phủ, đến năm 2030, nền kinh tế số sẽ chiếm 30% GDP.

Bà Vy khẳng định, trong sự phát triển của các doanh nghiệp ĐMST thì nguồn vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng và cấp thiết.

Lãnh đạo Quỹ Do Ventures dẫn giải, trước năm 2018, hầu như mỗi năm chỉ có khoảng 50-100 triệu USD tổng số tiền đầu tư vào các doanh nghiệp ĐMST và công nghệ. Năm 2018 được xem là năm có bước tăng vượt bậc khi có đến 450 triệu USD rót vào các doanh nghiệp ĐMST và công nghệ.

Năm 2019 có sự tăng trưởng lên đến hơn 870 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2020, hệ sinh thái có bước chững lại vì ảnh hưởng của COVID-19 với tổng số tiền đầu tư chỉ 421 triệu USD.

Bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Quỹ đầu tư Do Ventures phát biểu tại sự kiện.

Bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc Quỹ đầu tư Do Ventures phát biểu tại sự kiện.

“Thời điểm đó chúng tôi rất lo lắng vì chúng tôi là các quỹ đầu tư nội địa, khi nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài gần như chậm lại, sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp”, bà Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ.

Song với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của các nhà sáng lập, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp ở nước ta đã có những bước hồi phục ấn tượng. Năm 2021 dù là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19 nhưng cũng là năm đánh dấu kỷ lục của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư đạt 1,4 tỷ USD.

Từ cơ sở này, bà Lê Hoàng Uyên Vy nhận định năm 2022 và những năm tiếp theo, tổng nguồn vốn đầu tư vào khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam sẽ tiếp tục thiết lập nên những kỷ lục mới.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa BambuUP và Do Ventures cùng các đối tác chiến lược.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa BambuUP và Do Ventures cùng các đối tác chiến lược.

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE