Lãi suất cơ bản tăng sẽ làm gánh nặng nợ nần của các nước nghèo trở nên tồi tệ

Những nước có tỷ lệ nợ nần cao và phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính yếu ví như nhóm nước mới nổi và các nước ở Nam Âu, dễ chịu ảnh hưởng từ tác động của việc lãi suất tăng cao.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Lãi suất cơ bản đang có xu hướng tăng lên trên khắp thế giới khi mà ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đang dịch chuyển theo hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này đe dọa làm tăng chi phí nợ cho nhiều nước từng chi tiêu mạnh tay để ngăn tác động từ đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế của họ.

Tại Mỹ, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng chạm mức 2% trong tuần này lần đầu tiên tính từ năm 2019, như vậy lợi suất này tăng đáng kể từ ngưỡng chưa đầy 1,5% vào tháng 12/2021.

Việc lợi suất trái phiếu tăng này có nguyên nhân trực tiếp từ việc báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy lạm phát hiện đang ở ngưỡng cao nhất trong 4 thập kỷ, đồng thời giá hàng hóa tăng cao, nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng trở nên ngày một tệ hại.

Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng USD ngay từ đầu tháng 3/2022, một số chuyên gia dự báo ước tính sẽ có đến 7 lần nâng lãi suất trong năm nay.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật thời hạn 10 năm tăng vượt mức 0,2% lần đầu tiên trong 6 năm, chính vì vậy ngân hàng trung ương Nhật, với quan điểm ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng, sẽ buộc phải có biện pháp hành động.

Lãi suất tại châu Âu đồng thời đang tăng cao khi mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tính đến khả năng siết chặt chính sách tiền tệ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức thời hạn 10 năm, vốn giao dịch ở ngưỡng âm trong năm 2019, giờ đã tăng lên trên mức 0%.

Tình hình hiện tại gây ra nhiều thách thức với các ngân hàng trung ương. Việc lạm phát tăng cao thường đẩy cao lãi suất nhằm ứng phó với lạm phát. Tuy nhiên sẽ đắt đỏ hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ ở thời điểm mà lãi suất cho vay đã tăng rất mạnh sau khoảng thời gian giảm sâu nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tỷ lệ nợ/GDP đã tăng lên ngưỡng 361% vào năm ngoái, theo tính toán của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), tức cao hơn đến 40% so với năm 2019.

Lãi suất tăng cao gây sức ép lên giá cả của những loại hàng hóa phụ thuộc vào chi phí lãi vay thấp nhằm kích thích nhu cầu. Chuyên gia phân tích trưởng tại Monex, ông Nana Otsuki, ước tính rằng lãi suất tại Mỹ cứ tăng khoảng 100 điểm cơ bản, giá nhà sẽ giảm khoảng 5%.

Những nước có tỷ lệ nợ nần cao và phụ thuộc nhiều vào nguồn tài chính yếu ví như nhóm nước mới nổi và các nước ở Nam Âu, dễ chịu ảnh hưởng từ tác động của việc lãi suất tăng cao. Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Hy Lạp và Đức thời hạn 10 năm hiện đã doãng rộng lên mức 230 điểm cơ bản – mức cao nhất tính từ tháng 5/2020. Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu chính phủ Italy và Đức hiện đã vượt ngưỡng 160 điểm cơ bản.

Việc nâng lãi suất tại Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác thường khiến cho đồng tiền tại các nước mới nổi yếu đi, làm tăng chi phí nhập khẩu và làm tăng gánh nặng nợ nần nước ngoài. Thế nhưng việc nâng lãi suất với hy vọng ngăn đồng tiền hạ giá thường gây tổn hại đến nền kinh tế.

Trước đây trong quá khứ, việc Mỹ nâng lãi suất cơ bản đồng USD đã khiến cho đồng tiền của nhiều nước mới nổi suy giảm mạnh. Tại Sri Lanka, nơi lạm phát tăng vọt, đồng rupee đã rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Chính phủ Sri Lanka đã có các cuộc đối thoại với chủ nợ nước ngoài nhằm giảm nợ.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE