Mất hơn 8%, giá dầu có tuần sụt giảm mạnh nhất trong hơn 4 tháng

Sau khi tăng vọt trong 5 tháng đầu năm nay, quá trình tăng của giá dầu giờ đã đảo ngược, giá dầu hạ mạnh trong tháng này sau khi giảm trong tháng 6 và tháng 7/2022.
Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Trong tuần qua, giá dầu có tuần hạ mạnh nhất tính từ đầu tháng 4/2022 khi mà xuất hiện ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy quá trình kinh tế toàn cầu tăng trưởng chững lại đang khiến cho nhu cầu tiêu thụ dầu đi xuống. Giá dầu hiện đang thấp nhất trong 6 tháng.

Chốt lại ngày giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai trên thị trường New York ở mức 89USD/thùng.

Nhà đầu tư trên thị trường rất lo ngại về triển vọng nguồn cung dầu, cùng lúc đó, thanh khoản thấp khiến cho biến động giá dầu leo thang. Nguồn cung dầu từ Libya tăng lên, như vậy thị trường cũng trở nên đỡ căng thẳng hơn.

Giá dầu Brent trong phiên cuối tuần tăng 80 cent lên 94,92USD/thùng, thấp hơn 11% so với mức đóng cửa phiên cuối tuần trước. Giá dầu WTI tăng 47 cent và đóng cửa tuần ở 89,01USD/thùng, hạ 8% trong tuần.

Thị trường dầu trong thời gian gần đây chứng kiến sự suy giảm mạnh về giá. Giá xăng giao hợp đồng tương lai giảm 18% trong tuần. Trong khi đó, chênh lệch của giá dầu thực tế giảm. Mức chênh giữa giá dầu Brent và giá dầu WTI giảm xuống còn 1,73USD từ mức hơn 6USD của một tuần trước đó.

Chuyên gia đầu tư năng lượng cao cấp tại quỹ CIBC Private Wealth Management, bà Rebecca Babin, nhận xét: “Việc giá dầu thô rơi xuống dưới nhiều ngưỡng kỹ thuật trong tuần này thực sự đã tạo ra cuộc “tắm máu” đối với không ít đối tượng nhà đầu tư. Diễn biến mới nhất cho thấy một cuộc phản công của phía người mua hơn là hoạt động giảm trạng thái đơn thuần bởi nhiều người mua vẫn đứng bên lề cho đến khi tình hình nhu cầu nói chung cải thiện”.

Trong tuần, giá dầu có tuần sụt giảm mạnh nhất tính từ tháng 4/2022.

Sau khi tăng vọt trong 5 tháng đầu năm nay, quá trình tăng của giá dầu giờ đã đảo ngược, giá dầu hạ mạnh trong tháng này sau khi giảm trong tháng 6 và tháng 7/2022.

Đợt bán tháo trên thị trường năng lượng đã trở nên tồi tệ hơn khi khối lượng giao dịch thấp có thể làm giảm đi các áp lực lạm phát trong kinh tế toàn cầu vốn từ trước đó đã khiến cho nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới buộc phải nâng lãi suất.

Việc chuyển hướng sang chính sách tiền tệ đã tạo ra nhiều lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ chững lại và làm tổn hại đến tiêu thụ năng lượng. Khi nâng lãi suất cơ bản đồng bảng Anh mới đây, Ngân hàng Trung ương Anh (BOA) cảnh báo rằng Anh đang hướng đến suy thoái kinh tế, còn tại Mỹ, các quan chức thuộc Fed cam kết vẫn tiếp tục kiềm chế lạm phát.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang bộc lộ nhiều dấu hiệu của sự suy giảm, chính vì vậy triển vọng tiêu thụ dầu thô tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, cũng trở nên u ám hơn. Các số liệu gần đây cho thấy hoạt động tại các nhà máy suy giảm, còn khảo sát Beige Book của Trung Quốc cảnh báo về khả năng kinh tế nước này đang đi xuống mạnh.

Dù vậy, hiện vẫn đang có nhiều dấu hiệu tích cực cho giá dầu khi mà trong tuần này, Saudi Arabia đã nâng giá bán dầu sang châu Á đồng thời OPEC+ cảnh báo về khả năng năng lực sản xuất thừa thãi. Saudi Aramco đã nâng dự báo giá dầu thô ngọt nhẹ Arab lên mức cao hơn 9,80USD/thùng so với mức giá chuẩn chung của khu vực Trung Đông. Giới đầu tư dầu đã dự báo về mức tăng giá dầu lớn hơn.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE