Ngành dệt may Việt Nam đứng trước tiêu chuẩn "xanh hóa" của châu Âu

Khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu, dệt may thuộc nhóm sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn “xanh hóa” trong sản xuất, như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm khí phát thải.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Diễn đàn liên quan đến ngành dệt may với chủ đề “Việt Nam - EU hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng đa dạng bền vững” và tiêu chuẩn "xanh hóa" ngành dệt may của EU" do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu - EuroCham vừa tổ chức tại TP.HCM đã tập trung thảo luận đánh giá những ảnh hưởng từ biến động thị trường, cảnh báo rủi ro phát sinh đối với xuất khẩu hàng hóa và hoạt động giao dịch thương mại cũng như nhận định thực tiễn 2 năm thực hiện Hiệp định EVFTA, những yếu tố thuận lợi và thách thức đặt ra trong thời gian tới, đồng thời khuyến nghị nhiều giải pháp thiết thực, kịp thời cho doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn “xanh hóa” và các chuẩn mực môi trường của EU đối với dệt may Việt Nam

Khi xuất khẩu sang thị trường EU, dệt may thuộc nhóm sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn “xanh hóa” trong sản xuất, như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm khí phát thải… Đây là những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may khi tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế, nhưng lại là rào cản lớn nhất với các doanh nghiệp vì phải dành khoản đầu tư lớn cho máy móc, công nghệ…

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Vũ Đức Giang - Chủ Tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VISTA) cho biết, dệt may Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong chiến lược phát triển của ngành. Đặc biệt, từ khi Chính phủ Việt Nam ký với Liên Minh châu Âu (EU) Hiệp định thương mại tự do EVFTA.

Có 5 yếu tố tác động rất lớn lên chiến lược phát triển của ngành: Một là, khung pháp lý, đó là cam kết toàn cầu về COP26 của Chính phủ Việt Nam.

Hai là, EVFTA cũng là một cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để dệt may xuất khẩu sang thị trường EU.

Ba là, các đòi hỏi về chính sách của EU đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này, nhất là thời gian qua EU đã dựng lên rào cản về việc sử dụng các sản phẩm tái chế (recycle). Đây là một trong 3 yếu tố tác động đến nhiệm vụ và vai trò của ngành dệt may khi xuất khẩu vào thị trường EU.

“Và vấn đề lớn nhất hiện nay là ngành dệt may đang chịu áp lực rất lớn từ sự đánh giá của các nhãn hàng. Hiện có từ 75 đến 96 tiêu chí đánh giá của các nước như Mỹ, EU, Hàn Quốc và một số nước khác đối với dệt may Việt Nam, nếu doanh nghiệp nào không đầu tư các chuẩn mực đánh giá này thì không có cơ hội nhận được đơn hàng”, Chủ tịch VISTA nhấn mạnh.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ Tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VISTA)
Ông Vũ Đức Giang - Chủ Tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VISTA)

Dệt may Việt Nam đang có mặt tại 26/27 nước khối EU

"Trước đây, nồi hơi của các nhà máy dệt nhuộm đốt bằng than đá, củi hoặc các phế liệu thu gom, bây giờ hầu hết đã chuyển sang đốt nồi hơi bằng điện. Đốt nồi hơi bằng điện giúp giữ môi trường xanh, sạch và an toàn cho người lao động cũng như các chuẩn mực đánh giá của các nước nhập khẩu.

Để đảm bảo các nhãn hàng đánh giá dệt may Việt Nam đạt các chuẩn mực, các tiêu chuẩn họ đưa ra, chúng tôi đã và đang tiếp tục thúc đẩy chiến lược phát triển ổn định đi đôi với phát triển bền vững, đó là vấn đề nước và xử lý nước thải tái sử dụng tại các nhà máy dệt nhuộm”, ông Giang nói.

Theo thống kê của VISTA, xuất khẩu dệt may sang EU trong 8 tháng đầu năm nay đạt 3, 014 tỷ USD, và trong 27 nước thành viên khối Liên minh châu Âu thì dệt may Việt Nam đã vào được 26 nước.

Trong đó, Đức là một trong những thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 800 triệu USD; kế đến là thị trường Hà Lan gần 700 triệu USD; Pháp chiếm thứ ba với gần 500 triệu USD và Bỉ khoảng 340 triệu USD... Trong 8 tháng đầu năm nay Rumani là thị trường đạt mức tăng trưởng cao nhất 736%.

Như vậy có thể nói nhờ có EVFTA mà ngành dệt may đa dạng hóa thị trường tại EU, chứ không chỉ xuất khẩu vào một vài thị trường truyền thống trước đây.

EU là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất đối với ngành dệt may Việt Nam

Các tiêu chuẩn phát triển bền vững của ngành dệt may được đặt trên nền tảng là sân chơi toàn cầu, và EU là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất đối với ngành dệt may Việt Nam.

Vì vậy, VISTA có ba kiến nghị đối với doanh nghiệp Châu Âu. Thứ nhất, Việt Nam đang nhập khẩu vải từ một số nước trong khu vực với khối lượng lớn, và tổng kim ngạch nhập khẩu vải các loại bình quân từ 14 - 14,5 tỷ USD/năm. Đây là hạn chế lớn nhất.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đang mời gọi các doanh nghiệp EU đầu tư các nhà máy dệt vải, đặc biệt là vải dệt thoi và vải dệt kim cao cấp.

Chủ tịch VISTA cho rằng dệt may Việt Nam rất tin tưởng vào khoa học công nghệ, khả năng quản trị, tư duy và tầm nhìn chiến lược của các doanh nghiệp EU sẽ tạo ra bước đột phá mới, giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tự động hóa và chuyển đổi số của EU.

Hiện đã có một số doanh nghiệp sử dụng robot trong các công đoạn như kéo sợi, dệt cho các sản phẩm quần jean quần kaki. Song, mức độ vẫn còn khá khiêm tốn.

"Đây là mấu chốt thúc đẩy dệt may trong nước phát triển bền vững, cũng như đạt được các chuẩn mực EU đặt ra, và VISTA rất mong muốn các doanh nghiệp EU đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Giang khẳng định.

Thứ ba, VISTA đề nghị doanh nghiệp EU cùng doanh nghiệp Việt Nam tham gia xây dựng tầm nhìn trong phát triển nguồn nước và năng lượng tái tạo.

Đây là hai yếu tố lớn thúc đẩy thị trường phát triển bền vững từ nền kinh tế tuần hoàn năng lượng tái tạo, tiết kiệm nguồn nước cũng như đảm bảo môi trường toàn cầu, giúp tạo ra được kênh kết nối hiệu quả cho EU lẫn Việt Nam, để người tiêu dùng EU an tâm khi sử dụng hàng dệt may Việt Nam.

“Xanh hóa” dệt may là xu thế toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc

“Xanh hóa” dệt may là xu thế toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Chat với BizLIVE