Nhà đầu tư tranh mua dầu giá rẻ, giá dầu tăng trở lại

Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng gần 9 triệu thùng trong tuần trước do sự kết hợp của nhập khẩu tăng và chính phủ Mỹ vẫn không ngừng cung cấp thêm dầu từ kho dự trữ ra thị trường.
Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg

Giá dầu thô tăng khoảng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 7 tháng trong phiên liền trước khi mà một số nhà đầu tư mua vào khi dầu xuống mức thấp, đồng thời Nga đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt cho một số bên mua.

Theo Reuters, việc giá dầu tăng trong phiên gần nhất không khỏi khiến cho nhà đầu tư ngạc nhiên bởi thông tin mới công bố cho thấy dự trữ dầu tại Mỹ tăng; Mỹ đang tính đến việc sẽ xả thêm dầu từ kho dự trữ chiến lược đồng thời xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo về khả năng Trung Quốc sẽ vẫn duy trì các biện pháp kiểm soát đi lại khắt khe; lãi suất leo thang có thể khiến cho hoạt động kinh tế chững lại và nhu cầu nhiên liệu đi xuống.

Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng gần 9 triệu thùng trong tuần trước do sự kết hợp của nhập khẩu tăng và chính phủ Mỹ vẫn không ngừng cung cấp thêm dầu từ kho dự trữ ra thị trường.

Dự trữ dầu của Mỹ như vậy tăng chóng mặt so với dự báo 250.000 thùng theo tính toán trước đây của các chuyên gia cũng như số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ xăng dầu Mỹ tăng 3,6 triệu thùng.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết chính quyền Biden hiện đang cân nhắc đến việc tiếp tục xả thêm dầu từ dự trữ chiến lược của Mỹ.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,15USD/thùng tương đương 1,3% lên 89,15USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 1,6USD/thùng tương đương 2% lên 83,54USD/thùng.

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, cả hai loại giá dầu chuẩn giảm hơn 5% và đóng cửa ở ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 1/2022, dầu WTI rơi vào trạng thái quá bán lần đầu tiên trong hơn 1 tháng.

“Việc giá dầu tăng trong phiên gần nhất dường như có nguyên nhân trực tiếp từ tình trạng quá bán của phiên liền trước”, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates nhận định.

Giá dầu đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ đe dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt nếu giá bị hạn chế bởi các bên mua châu Âu.

EU đề xuất áp trần giá khí đốt của Nga, thực tế này tạo ra rủi ro chính châu Âu sẽ gặp khó nếu Nga thực sự làm những gì đã đe dọa. Doanh nghiệp năng lượng nhà nước Nga Gazprom mới đây đã tạm ngưng cung cấp khí đốt thông qua hệ thống Nord Stream 1.

Bộ trưởng Năng lượng Bỉ đề xuất áp trần giá bán buôn khí đốt của Nga trong vòng 2 năm. Nhiều quan chức châu Âu khác đồng thuận với đề xuất này, vì vậy phía Nga không khỏi tức giận.

Những lo lắng về “sức khỏe” của kinh tế toàn cầu và kỳ vọng về khả năng nhu cầu nhiên liệu đi xuống không khỏi khiến cho giá dầu giảm trong phiên trước đó.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất 75 điểm cơ bản, mức nâng cao chưa từng có trong lần họp gần nhất, đồng thời phát đi thông điệp về khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất, ưu tiên cho cuộc chiến chống lại lạm phát thậm chí ngay cả khi kinh tế EU có thể đương đầu với suy thoái trong mùa đông năm nay.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE