Nhận diện những xu thế mới trong làn sóng nhập cư toàn cầu

Bản chất của nền kinh tế hậu đại dịch COVID-19 nói lên nhiều điều. Tỷ lệ thất nghiệp tại các nước giàu hiện đang ở ngưỡng 4,8%, thấp chưa từng có trong nhiều thập kỷ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong năm ngoái, ước tính khoảng 1,2 triệu người di cư đến Anh, con số cao chưa từng thấy. Tỷ lệ di cư ròng (số lượng người đến trừ đi số lượng người rời đi) đến Australia cao gấp đôi so với trước đại dịch COVID-19.

Số lượng người nhập cư vào Tây Ban Nha gần đây cũng ở ngưỡng cao chưa từng thấy. Gần 1,4 triệu người dự kiến sẽ đến Mỹ trong năm nay, cao hơn 30% so với trước đại dịch COVID-19. Năm 2022, tỷ lệ nhập cư ròng vào Canada cao hơn gấp đôi so với kỷ lục trước đó, tại Đức, số lượng người nhập cư vào Đức cũng cao hơn so với cuộc khủng hoảng di cư thời kỳ năm 2015, theo Economist nhấn mạnh trong bài đăng mới đây.

Không lâu trước đây, dường như các nước giàu đã thể hiện quan điểm quyết liệt chống lại di cư số lượng lớn. Năm 2016, người Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi EU và rồi sau đó đến nhiều người Mỹ ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Donald Trump với quan điểm chống nhập cư. Trong làn sóng chống lại nhập cư sau đó, Australia và Hungary đều cam kết ngăn chặn nhập cư.

Đại dịch COVID-19 đóng cửa biên giới các quốc gia. Hoạt động di cư đóng băng và thậm chí đảo ngược khi nhiều người quyết định trở về quê hương. Từ năm 2019 đến năm 2021, dân số Kuwait và Singapore, những nước từng tiếp nhận nhiều người nhập cư, giảm 4%. Năm 2021, số lượng người rời khỏi Australia cao hơn số người nhập cư vào nước này lần đầu tiên tính từ thập niên 1940.

Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động di cư đang dần trở lại bình thường tại một số nơi. Số lượng người lao động nước ngoài nhập cư vào Singapore gần đây đã trở lại ngưỡng trước đại dịch COVID-19. Tại nhiều nơi khác, thay đổi còn diễn ra mạnh mẽ hơn. Ví dụ như tại hai tỉnh nhỏ có tên Newfoundland và Labrador của Canada, số lượng người di cư đến hai tỉnh hiện cao hơn đến 20 lần so với thời gian trước đại dịch COVID-19. Còn tại một tỉnh khác, chính quyền tỉnh thậm chí còn thành lập hẳn một trung tâm để hỗ trợ cho người nhập cư và tuyển dụng lao động nước ngoài.

Những gì diễn ra tại Newfoundland có thể minh họa cho câu chuyện chung tại các nước giàu. Hàng trăm người Ukraine đã đến hòn đảo này, nơi tập trung hàng triệu người Ukraine rời khỏi đất nước trong hơn một năm gần đây. Người Ấn Độ và Nigeria cũng đổ xô đến đây. Nhiều người trong số họ nói được tiếng Anh. Nhiều người khác có mối quan hệ họ hàng tại các nước giàu hơn ví như Anh hay Canada.

Theo lý giải của các chuyên gia, việc nhập cư tăng cao là bởi người dân đổ xô đi bù sau khoảng thời gian họ không thể ra nước ngoài. Nhiều người nhập cư đã từng có visa trong năm 2020 và 2021, tuy nhiên họ chỉ có thể đi sau khi các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng. Cộng đồng dân số ngoại quốc ở các nước giàu hiện ước tính khoảng 100 triệu người và ngày càng có quy mô lớn hơn cũng cho thấy làn sóng di cư chưa hạ nhiệt.

Bản chất của nền kinh tế hậu đại dịch COVID-19 cũng nói lên nhiều điều. Tỷ lệ thất nghiệp tại các nước giàu hiện đang ở ngưỡng 4,8%, thấp chưa từng có trong nhiều thập kỷ. Người chủ doanh nghiệp đang khao khát tìm kiếm nhân lực, tỷ lệ việc làm cần nhân lực hiện cao chưa từng có. Chính vì vậy, lao động nhập cư có cơ hội để tìm kiếm việc làm.

Biến động tỷ giá cũng là một yếu tố. Đồng bảng Anh hiện mua được hơn 100 đồng rupee, trong khi đó vào năm 2019 chỉ là 90 đồng rupee. Tính từ đầu năm 2021, đồng nội tệ của nhóm các thị trường mới nổi đã giảm khoảng 4% so với đồng USD. Chính vì vậy, đồng tiền người lao động gửi về nhà có giá trị hơn so với trước đây.

Chính phủ nhiều nước cũng đang chào đón người nhập cư. Chính phủ Canada đặt mục tiêu thu hút khoảng 1,5 triệu người lao động mới trong năm 2023 – 2025. Đức và Ấn Độ gần đây ký kết thỏa thuận cho phép thêm người Ấn Độ học tập và làm việc tại Đức. Australia đồng thời cũng kéo dài thời gian mà sinh viên có thể ở lại đất nước sau khi tốt nghiệp từ 2 lên 4 năm. Anh chào đón thêm người nhập cư từ Hồng Kông. Một số nước khác như Nhật hay Hàn Quốc cũng đang chào đón thêm người nhập cư nhằm ứng phó tác động của dân số già.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE