Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến thị trường chứng khoán Mỹ tuần tới?

Thị trường vẫn tiếp tục dao động với nhiều diễn biến xung quanh mối rủi ro mà Nga đang gây ra với Ukraina và việc xây dựng lực lượng dọc biên giới Ukraina.
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Thị trường chứng khoán Mỹ đương đầu với một tuần đầy thách thức sắp tới, nhà đầu tư dõi theo tình hình Ukraina và tiếp tục điều chỉnh danh mục đầu tư trước thềm đợt nâng lãi suất cơ bản đồng USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Theo CNBC, thị trường chứng khoán Mỹ chịu nhiều biến động mạnh trong tuần qua, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones vào phiên ngày thứ Năm có phiên giảm điểm mạnh nhất tính từ đầu năm 2022.

Ba chỉ số khác cũng giảm mạnh trong tuần khi mà chỉ số Dow Jones mất 1,9%, chỉ số Nasdaq giảm 1,7% còn chỉ số Dow Jones hạ 1,6%. Cổ phiếu các doanh nghiệp năng lượng, dịch vụ viễn thông và tài chính thuộc nhóm giảm điểm mạnh nhất trong tuần.

Một số quan chức thuộc Fed có bài phát biểu trong tuần tới, trong đó phải kể đến chủ tịch Fed tại Cleveland Loretta Mester, thống đốc Fed Christopher Waller vào ngày thứ Năm. Thông tin lợi nhuận tiếp tục được công bố, trong đó có báo cáo từ các doanh nghiệp bán lẻ Macy và Home Depot. Ngoài ra còn nhiều thông tin kinh tế khác, trong đó phải kể đến số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền, tiêu dùng người dân và số liệu về lạm phát.

“Có thể vấn đề lớn nhất đối với thị trường trong tuần tới chính là kỹ thuật”, ông Jim Paulsen – trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại The Leuthold Group – ông Jim Paulsen phân tích.

Thị trường vẫn tiếp tục dao động với nhiều diễn biến xung quanh mối rủi ro mà Nga đang gây ra với Ukraina và việc xây dựng lực lượng dọc biên giới Ukraina.

“Vấn đề với Nga là ở chỗ, cuối cùng mọi chuyện sẽ kết thúc như thế nào? Có thể mọi chuyện sẽ vẫn mãi như thế này. Khi bạn nhìn về phía trước, có thể mọi chuyện sẽ thay đổi theo hướng rút quân hoàn toàn, thế nhưng điều này sẽ giúp mang đến điều này nhưng không ai có thể biết trước”, ông Paulsen nói.

Ông nói rằng cổ phiếu nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn trước khi mối nguy hại mà Nga gây ra với Ukraina bắt đầu tác động đến thị trường. Khoảng 2 tuần trước đây, chỉ số S&P 500 cố gắng giành lại mốc 4.600 điểm sau khi chạm mức thấp 4.222 vào ngày 24/1/2022.

“Mọi chuyện diễn ra bất chấp tất cả những tuyên bố từ Fed. Thị trường hoàn toàn hài lòng với điều đó. Nga đã khiến cho mọi chuyện thay đổi. Giờ đây bạn đang trong tình huống mà nếu tình hình căng thẳng hơn, thị trường sẽ có thể xuống thấp hơn nữa”, ông Paulsen nói.

Vào ngày thứ Sáu, Nga được cho là nhiều khả năng sẽ tiến hành thêm các đợt diễn tập dọc biên giới Ukraina, trong khi đó Mỹ vẫn tiếp tục vận động về một giải pháp ngoại giao. Sau khi thị trường đóng cửa, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông hoàn toàn cảm thấy thuyết phục với thông tin Nga sẽ quyết định tấn công Ukraina trong những ngày tới.

Chuyên gia phân tích tại T3Live.com, ông Scott Redler, theo dõi các yếu tố ngắn hạn. Ông nói rằng có nhiều khả năng chỉ số S&P 500 sẽ lại giảm xuống ngưỡng thấp của tháng 1/2022. Chỉ số S&P 500 đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu ở mức 4.348 điểm.

“Điều mà thị trường quan tâm trong năm nay chính là lạm phát và việc Fed rút đi các biện pháp hỗ trợ. Chúng ta có thể đón nhận diễn biến “giật cục” từ tình hình của Nga – Ukraina”, ông Redler nói. Ông nói rằng ngay cả khi mà các mối nguy hại từ Nga giảm đi, thị trường vẫn có thể đương đầu với nhiều biến động khi mà Fed tiến hành nâng lãi suất từ tháng 3/2022.

“Những gì đang diễn ra không giải quyết được vấn đề của 4-7 lần nâng lãi suất trong năm nay và việc bảng cân đối kế toán có quy mô phình to. Ông nói thêm rằng thị trường đã phản ứng tiêu cực với việc Fe siết chặt chính sách trong quá khứ: “Năm 2018, chỉ số S&P 500 giảm 20%, chỉ số Nasdaq giảm 24%, vì vậy chỉ số S&P 500 vẫn có thể rơi xuống ngưỡng 4.222 điểm”.

Ông Redler và các chuyên gia phân tích kỹ thuật đang theo dõi xu thế tiêu cực trên biểu đồ S&P 500, xu thế này của chỉ số có thể hình thành mô hình vai – đầu – vai, như vậy có thể sẽ có thêm nhiều biến động. Theo biểu đồ kỹ thuật, có thể chỉ số sẽ ở trong ngưỡng khoảng từ 4.220 cho đến 4.280 điểm, sau khi mô hình này hình thành, bạn có thể đón nhận mức giá cổ phiếu thấp hơn nếu xu thế bị phá vỡ. Trong trường hợp đó, chỉ số của chung thị trường có thể giảm xuống mức 3.900 điểm”.

Ông Redler cũng đang theo dõi xu thế của các cổ phiếu doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ, ông cho biết: “Apple cho đến nay vốn là một “hòn đảo” mà diễn biến cổ phiếu Apple xáo trộn không quá mạnh. Nếu Apple bắt đầu phá ngưỡng 166USD/cổ phiếu, cổ phiếu Apple có thể sẽ sụt giảm nhanh hơn nữa. Cổ phiếu Apple dao động trong ngưỡng từ 165USD-170USD/cổ phiếu”.

Cổ phiếu Microsoft đang tăng điểm. “Cổ phiếu Apple và Microsoft hiện đang đóng góp tỷ trọng cao trong S&P 500 và Dow Jones. Để thị trường có thể đảo chiều, nhưng sẽ cần phải rơi xuống các ngưỡng này, ngoài việc cần có các tên doanh nghiệp thuộc diện tăng trưởng cao”.

Trên thị trường trái phiếu, nhà đầu tư quan tâm nhiều đến việc Fed nâng lãi suất trong trường hợp Nga tấn công Ukraina. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm ở mức 1,93%. Lợi suất trái phiếu thường diễn biến trái ngược với giá trái phiếu. Nhà đầu tư đã không ngừng theo dõi lợi suất trái phiếu thời hạn 10 năm và coi đây như công cụ an toàn trong bối cảnh những diễn biến bất lợi liên quan đến Ukraina cứ ngày một nhiều.

Đọc tiếp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE