Sacombank số hoá quy trình, tiến tới tự động hóa kinh doanh

Ngày 12/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thương Tín (Sacombank) tổ chức lễ khởi động dự án Xây dựng nền tảng tự động hóa kinh doanh số.
Lãnh đạo Sacombank và UNIT chụp hình lưu niệm tại buổi lễ.
Lãnh đạo Sacombank và UNIT chụp hình lưu niệm tại buổi lễ.

Theo đó, trong định hướng ngắn hạn, Sacombank chủ động số hoá và tối ưu nghiệp vụ thông qua hợp nhất các giao diện chức năng tại quầy bằng tích hợp với những hệ thống hiện hữu, đơn giản hóa và liền mạch các thao tác công việc, giảm nhập liệu thủ công và xử lý nhanh chóng cho người dùng cuối cùng nhiều tiến trình nghiệp vụ khác.

Trong trung hạn, việc sử dụng nền tảng tự động hoá kinh doanh số (Business Process Automation - BPA) có công nghệ tiên tiến không chỉ giúp Sacombank tiết kiệm nguồn lực, chi phí vận hành mà còn rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, thiết kế quy trình nghiệp vụ hợp lý xoay quanh nhu cầu khách hàng.

Bên cạnh đó, công nghệ tự động hoá thế hệ mới cũng sẽ tạo ra môi trường cộng tác, phối hợp làm việc chuyên nghiệp mới giữa các đơn vị nghiệp vụ ngân hàng, giúp tái định hình hệ thống quy tắc nghiệp vụ phù hợp với chiến lược kinh doanh mới, tinh gọn mẫu biểu nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý cũng như khả năng thay đổi linh hoạt.

Nhận thức tầm quan trọng của dự án Xây dựng nền tảng tự động hoá kinh doanh số, Sacombank đã lựa chọn nền tảng BPA của Camunda và Công ty cổ phần UNIT làm đơn vị triển khai.

Camunda BPA là nền tảng tự động hoá quy trình kinh doanh từ Đức với các tính năng vượt trội và được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp trên toàn cầu và là một trong những giải pháp BPA phổ biến nhất hiện nay.

Tại sự kiện, ông Trần Thái Bình, Giám đốc Khối Công nghệ thông tin kiêm Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số Sacombank cho biết: “Trải nghiệm người dùng luôn là động lực cho hoạt động chuyển đổi số tại Sacombank. Kết hợp nền tảng BPA với các công nghệ tự động hoá tiên tiến khác, ngân hàng sẽ liên tục tối ưu, tái thiết kế quy trình nghiệp vụ với mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm nhằm tạo ra trải nghiệm khách hàng hoàn hảo trong thời gian ngắn nhất, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và nâng cao năng suất”.

Trước đó, năm 2021, Sacombank thành lập Trung tâm Chuyển đổi số (Digital Transformation Center - DTC), đồng thời vận hành DTC theo tư duy mới và cách làm mới.

Sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng phương pháp làm việc tiên tiến, DTC được xem là chìa khóa cho lộ trình chuyển đổi số của ngân hàng.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều dự án quan trọng đã được triển khai như: Nền tảng ngân hàng số hợp kênh Omnichannel; sản phẩm – dịch vụ công nghệ cao như thẻ quốc tế tích hợp 1 chip Sacombank Mastercard Only One; máy giao dịch tự động; khung quản trị chất lượng dữ liệu; hệ thống kiến trúc Microservices và hệ sinh thái APIs…

Tính đến nay, giao dịch qua kênh số tại Sacombank đạt 97% với tần suất sử dụng sản phẩm tiếp tục tăng cao và tỷ lệ khách hàng hài lòng trên 99%.

Theo TTXVN

Đọc tiếp

Toàn cảnh Nhà máy điện Phú Mỹ 3.

EVNGENCO 3 Power Service (EPS) tiếp nhận quản lý vận hành, sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 3

Ngày 1/3/2024, tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3, Công ty Dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS) - Đơn vị thành viên của Tổng Công ty Phát điện 3 đã nhận Công văn giao nhiệm vụ Quản lý vận hành sửa chữa bảo dưỡng (O&M) Nhà máy điện Phú Mỹ 3 kể từ 0h00 phút ngày 01/3/2024, nâng tổng công suất các nhà máy điện EPS quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa chữa trên khắp cả nước là 7.418 MW.

Chat với BizLIVE