Singapore siết quản lý doanh nghiệp tiền điện tử

Chính quyền yêu cầu công ty tiền điện tử dừng các hoạt động tiếp thị đại chúng, cảnh báo cho người dân về những rủi ro của tiền điện tử với vai trò là tài sản.
Lĩnh vực tiền điện tử bị quản lý chặt hơn tại Singapore
Lĩnh vực tiền điện tử bị quản lý chặt hơn tại Singapore

Singapore bắt đầu tăng cường quản lý hoạt động của các công ty tiền điện tử. Ngân hàng trung ương thảo luận với những doanh nghiệp trong ngành từ tháng 9-10, nhằm đưa ra các quy định chặt chẽ hơn cho lĩnh vực mới nổi.

Giám đốc điều hành Ravi Menon của Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho biết quá trình tham vấn với thực thể trong ngành liên quan đến việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật.

“Người chơi thực hiện một số hoạt động hiện tại có thể đúng luật nhưng rất có thể sẽ vướng vòng lao lý khi có quy định mới”, ông nói. “Chúng tôi bổ sung quy định cho những lĩnh vực mới và kỳ vọng thu hút được nhiều người chơi hơn”.

Ông Ravi Menon lưu ý rằng các công ty tiền điện tử có mặt ở Singapore đang gặp nhiều khó khăn như TerraForm Labs, Three Arrows Capital. Những nhà đồng sáng lập Terra là Do Kwon, Su Zhu và Kyle Davies của Three Arrows chịu tổn thất lớn do giá token lao dốc gần đây, gây ra cuộc khủng hoảng lớn trong ngành. Các nhà đầu tư và chủ nợ đổ lỗi cho những người này về khoản lỗ lớn không thể thu hồi được. Một số người đi xa hơn buộc tội các doanh nhân lừa đảo khách hàng.

Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore Ravi Menon

Giám đốc điều hành Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore Ravi Menon

Trước đây, Singapore quản lý lĩnh vực tiền điện tử khá “thông thoáng”, chỉ ngăn chặn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tuy vậy, cơ quan quản lý đang thực hiện cách tiếp cận mới, đặt ra các quy tắc cho tiền điện tử giống các khoản đầu tư. Trước mắt, Singapore yêu cầu công ty tiền điện tử dừng các hoạt động tiếp thị đại chúng, liên tục cảnh báo cho người dân về những rủi ro của tiền điện tử với vai trò là tài sản.

Ngân hàng trung ương cũng lên kế hoạch đưa ra quy tắc điều chỉnh sự tham gia của các nhà bán lẻ vào hoạt động tiền điện tử. “Chúng tôi muốn ngăn chặn rủi ro và sự liên kết quá mức của các khoản đầu tư bán lẻ vào tiền điện tử”, ông Ravi Menon khẳng định.

Ngoài việc thông báo sẽ tăng cường quản lý lĩnh vực tiền điện tử, Ngân hàng trung ương Singapore cũng báo cáo khoản thâm hụt 4,7 tỷ đô la Singapore (3,37 tỷ USD) trên bảng cân đối dự trữ ngoại hối, do đồng USD mạnh làm suy giảm giá trị của các tiền tệ khác.

Nắm giữ 513,8 tỷ đô la Singapore trong dự trữ ngoại hối (OFR) tính đến cuối tháng 3. Cơ quan chức năng cho biết danh mục đầu tư đa dạng ở các nền kinh tế thị trường tiên tiến và mới nổi, cũng như các loại tiền tệ khác nhau.

Thu nhập từ tiền lãi, cổ tức và lãi vốn giúp Ngân hàng trung ương ghi nhận khoản lãi 4 tỷ đô la Singapore. Khoản lỗ đến từ giao dịch chuyển đổi tiền tệ tương đương với mức giảm 8,7 tỷ đô la Singapore, do đồng đô la Singapore mạnh lên đáng kể so với đồng euro, yên và bảng.

Ngân hàng trung ương phân bổ số tiền nắm giữ trong một rổ tiền tệ của các đối tác thương mại quan trọng của Singapore. Vì thế, rổ tiền tệ chịu ảnh hưởng của sự suy yếu từ các đồng tiền này, trong bối cảnh đồng USD mạnh, dẫn đến khoản lỗ 4,7 tỷ đô la Singapore.

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho biết khoảng 3/4 OFR được giữ bằng USD, euro, yên và bảng, trong đó USD chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đồng bạc xanh chiếm phần lớn danh mục đầu tư của Ngân hàng trung ương nhưng điều này không giúp giảm thiệt hại đến từ việc nắm giữ các đồng tiền bị suy yếu khác.

Song Seng Wun, nhà kinh tế tại công ty cho vay Malaysia CIMB nhận định: “Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đều sẽ bị ảnh hưởng tương tự với dự trữ quốc gia, giống ngân hàng trung ương Singapore. Lý do không phải cơ cấu hoặc quản lý yếu kém, đây là điều gần như nằm ngoài tầm kiểm soát. Vấn đề của các ngân hàng trung ương là đối phó với đồng USD mạnh”.

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE