Sửa nghị định, “cuộc đua” phát hành trái phiếu của doanh nghiệp sắp nóng lại?

Theo chuyên gia, việc cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ sẽ có tác động lớn, tạo điều kiện giảm tải áp lực của lượng trái phiếu đáo hạn sắp tới.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Như đã đưa tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra thị trường quốc tế.

Theo đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.

Doanh nghiệp hóng chính sách mới

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn chiếm 43,2% (khoảng 62.470 tỷ đồng), khối lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng đáo hạn vào khoảng 29.160 tỷ đồng, chiếm 20,2% tổng khối lượng trái phiếu đáo hạn.

Sang tới năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu đến hạn tăng hơn rất nhiều, lần lượt ở mức 271.400 tỷ đồng và 329.500 tỷ đồng; trong đó, tổng khối lượng trái phiếu bất động sản đến hạn là 207.800 tỷ đồng.

Đáng chú ý, mặc dù thời điểm đáo hạn của năm 2022 sắp cận kề, tuy nhiên, sau khi xảy ra vụ việc của Tân Hoàng Minh, việc phát hành trái phiếu, nhất là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản đang có dấu hiệu tắc nghẽn.

Nếu như trong quý 1/2022, doanh nghiệp bất động sản và xây dựng là nhóm phát hành mạnh nhất, chiếm lần lượt 50,98% và 18,87%, thì sang những tháng gần đây, hoạt động phát hành trái phiếu ở nhóm này chỉ diễn ra "nhỏ giọt" - gây áp lực không nhỏ lên nhóm này nếu muốn duy trì dòng tiền kinh doanh.

Theo báo cáo Fiin Group, trong tháng 8 vừa qua, thị trường trái phiếu chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt trong khối lượng phát hành. Cụ thể, giá trị phát hành trong tháng đạt 9,4 nghìn tỷ VNĐ, giảm lần lượt 84% so với cùng kỳ và 58% so với tháng trước đó.

Cũng theo báo cáo, đây cũng là tháng phát hành thấp nhất cả năm trên thị trường TPDN và còn thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết vốn có tính chu kỳ với khối lượng thấp. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm trên là do sự cẩn trọng và chờ đợi các chính sách mới từ cả phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành.

Cuộc đua phát hành trái phiếu của doanh nghiệp sắp nóng lại?

Báo cáo cập nhật ngành bất động sản với tiêu đề: “Chững lại trong ngắn hạn, xu hướng phấn hoá trong ngành” của Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) mới phát hành cho biết, thống kê trên 65 doanh nghiệp bất động sản dân cư trên 3 sàn 6 tháng đầu năm 2022 cho biết, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể so với thời điểm đầu năm.

Hiện tỷ lệ dư nợ vay/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đã tăng từ 47% thời điểm 31/12/2021 lên mức 57% thời điểm 30/06/2022 và tương đương với giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid.

Theo thống kê, hiện số dư vay nợ của 65 doanh nghiệp bất động sản dân cư được thống kê (không bao gồm VIC) khoảng hơn 186 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2021.

Đáng quan ngại là trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang ảm đạm và room tín dụng BĐS bị thu hẹp thì mặt bằng lãi suất cũng đang có dấu hiệu nhích tăng sau hai năm ở mức thấp kỷ lục. Với cấu trúc đặc thù là ngành thâm dụng vốn và có tỷ lệ đòn bẩy cao, ngành BĐS có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực khi tiến độ triển khai dự án và bán hàng chững lại.

Vì vậy, với bối cảnh tín dụng BĐS bị kiểm soát chặt chẽ và việc huy động trái phiếu doanh nghiệp đang trầm lắng, việc ban hành nghị định mới thay thế Nghị định 153 trong đó quy định, mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đặc biệt, với việc cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ, điều này sẽ có tác động lớn, tạo điều kiện giảm tải áp lực của lượng trái phiếu đáo hạn sắp tới.

“Với việc sửa đổi Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ và ra công chúng, kỳ vọng room tín dụng sẽ sớm được mở trở lại dần dần và có chọn lọc trước thềm quý 4. Những tín hiệu này sẽ giúp các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục huy động thêm nguồn vốn trái phiếu để triển khai xây dựng, mở bán dự án; giúp tâm lý nhà đầu tư bớt e dè và thị trường BĐS sôi động trở lại”, chuyên gia nhận định.

Đọc tiếp

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Giá chung cư ở Hà Nội tăng liên tục do đâu?

Khi so sánh giữa các dòng sản phẩm, người mua có nhu cầu ở thực có thể nhận thấy giá căn hộ vẫn ở mức hợp lý hơn so với những sản phẩm liền thổ trong dự án như biệt thự và nhà liền kề. Từ đó, dẫn đến câu chuyện ghi nhận mức tăng về nhu cầu và giá sơ cấp của phân khúc căn hộ trong quý I/2024.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Chat với BizLIVE