Thế “tiến thoái lưỡng nan” của nhiều ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới

Gần đây, số liệu kinh tế Mỹ và GDP tốt hơn kỳ vọng đã cho thấy rủi ro lớn mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải đối mặt nếu bất ngờ ngừng hãm phanh chính sách tiền tệ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong khoảng thời gian dài, thị trường đã dự báo về khả năng sẽ có những đợt cắt giảm lãi suất của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới khi mà thời điểm cuối của năm 2023 dần đến.

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, lạm phát cao dai dẳng, thị trường lao động ổn định và kinh tế toàn cầu vững vàng đang khiến cho nhiều chuyên gia kinh tế phải điều chỉnh lại dự báo của mình, theo nội dung bài báo được CNBC đăng tải.

Gần đây, số liệu kinh tế Mỹ và GDP tốt hơn kỳ vọng đã cho thấy rủi ro lớn mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải đối mặt nếu bất ngờ ngừng hãm phanh chính sách tiền tệ. Sự vững vàng của nền kinh tế cũng như sự ổn định trên thị trường lao động sẽ có thể tạo ra áp lực lớn lên mức lương cũng như lạm phát. Áp lực lạm phát tăng đi kèm áp lực tăng lương cao.

Chỉ số giá tiêu dùng chủ chốt tại Mỹ đã hạ nhiệt đáng kể tính từ khi lập mức đỉnh 9% trong tháng 6/2022. Chỉ số này rơi xuống còn chỉ 4,9% trong tháng 4/2023, tuy nhiên vẫn quá cao so với mức mục tiêu 2% của Fed. Chỉ số CPI lõi, chỉ số vốn không tính đến giá thực phẩm và năng lượng vốn có nhiều biến động, trong tháng 4/2023 tăng 5,5%.

Vào đầu tháng này, Fed đã đưa ra quyết định nâng lãi suất lần thứ 10 tính từ tháng 3/2023, lãi suất của Fed hiện đang trong ngưỡng từ 5% đến 5,25%. Chủ tịch Fed nói rằng việc hãm lại chu kỳ điều chỉnh lãi suất nhiều khả năng sẽ xảy ra trong cuộc họp vào tháng 6/2023.

Dù vậy, biên bản từ cuộc họp lần gần nhất cho thấy một số thành viên hiện vẫn cho rằng cần phải có những đợt nâng lãi suất trong khi đó một số quan chức khác cho rằng sự chững lại về tăng trưởng sẽ làm giảm đi nhu cầu siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.

Những tuần gần đây, một số quan chức Fed bao gồm chủ tịch Fed tại St. Louis – ông James Bullard và chủ tịch Fed tại Minneapolis – ông Neel Kashkari đã phát đi thông điệp rằng lạm phát dai dẳng sẽ khiến cho chính sách tiền tệ còn bị siết chặt trong thời gian dài hơn, và sẽ có thêm những đợt nâng lãi suất nữa trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân, chỉ số mà Fed yêu thích, trong tháng 4/2023 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu mới công bố vào ngày thứ Sáu.

Trong vài tuần gần đây, một số chuyên gia kinh tế đã nói với CNBC rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ có thể bị buộc phải siết chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn để có thể quyết liệt kiềm chế lạm phát.

Theo tính toán của FedWatch, thị trường hiện đang dự báo khả năng lãi suất kết thúc năm 2023 ở ngưỡng từ 5 đến 5,25% khoảng 35%, còn khả năng lãi suất trong ngưỡng từ 3,75% đến 4% ở thời điểm tháng 11/2024 ước tính khoảng 90%.

Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Plurimi, ông Patrick Armstrong, trong tuần trước khẳng định có những rủi ro với trạng thái điều chỉnh chính sách hiện tại.

“Nếu ông Powell hạ lãi suất, chắc chắn ông sẽ cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn so với kỳ vọng của thị trường, tuy nhiên tôi nghĩ rằng khả năng ông giữ nguyên mức lãi suất như hiện tại lên đến 50% cho đến thời điểm cuối năm”, ông Armstrong phân tích.

“Bởi chỉ số PMI của ngành dịch vụ ở ngưỡng cao, tình hình thị trường việc làm tốt, tiêu dùng người dân tốt, Fed sẽ không cảm thấy cần phải bơm thanh khoản trừ khi có cuộc khủng hoảng nợ xảy ra”, ông Armstrong nhấn mạnh.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đương đầu với tình thế “tiến thoái lưỡng nan” tương tự. ECB đã hãm lại tốc độ điều chỉnh lãi suất từ 50 điểm cơ bản xuống còn 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tháng 5/2023. Lãi suất cơ bản đồng euro hiện tại ở mức 3,25%, ngưỡng cao chưa từng thấy tính từ tháng 11/2008.

Lạm phát chủ chốt trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 4/2023 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng lõi bất ngờ chững lại. Thực tế này không khỏi khiến cho nhiều người tranh cãi về tốc độ nâng lãi suất của ECB.

Kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý 1/2023, thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường, tuy nhiên chủ tịch ngân hàng Bundesbank – ông Joachim Nagel vào tuần trước nói rằng sẽ cần thêm đến vài đợt nâng lãi suất nữa, kể cả nếu kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái.

Nước Anh đương đầu với thách thức từ lạm phát lớn hơn so với Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng tại Anh tháng 4/2023 hạ thấp hơn so với kỳ vọng.

Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm trong tháng 3/2023 hạ nhiệt đà tăng xuống 8,7% từ mức 10,1% của tháng 4/2023, cao hơn dự báo 8,4% của các chuyên gia. Trong khi đó, lạm phát lõi tăng lên mức 6,8% từ mức 6,2% của tháng 3/2023, Ngân hàng Trung ương Anh sẽ thực sự phải cân nhắc về lạm phát lõi.

Khi mà lạm phát duy trì ở ngưỡng dai dẳng hơn so với tính toán của chính phủ và Ngân hàng Trung ương Anh, còn lạm phát tại Mỹ và châu Âu vẫn vượt rất nhiều so với kỳ vọng, ngày một nhiều chuyên gia tin rằng lãi suất sẽ vẫn cần phải được điều chỉnh năng để có thể ngăn giá cả tăng nóng.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE