Thông điệp quyết tâm kiềm chế lạm phát khiến chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh

Thị trường như vậy đã tiếp tục đà suy giảm bắt đầu từ ngày thứ Sáu tuần trước khi mà chỉ số S&P 500 mất hơn 3% sau khi chủ tịch Fed đưa ra tuyên bố cứng rắn về việc kiềm chế lạm phát.
Ảnh: GettyImages
Ảnh: GettyImages

Phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên thứ 3, quá trình tăng điểm ấn tượng của thị trường bị chững lại khi mà ngân hàng trung ương Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu vẫn tiếp tục phát đi thông điệp họ sẽ nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát bất chấp những hậu quả tệ hại với tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp.

Chốt lại phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 hạ 1,1% xuống 3.986,16 điểm. Chỉ số như vậy đóng cửa dưới mốc 4.000 điểm lần đầu tiên tính từ tháng 7/2022. Chỉ số Nasdaq giảm 1,1% xuống còn 11.883,14 điểm. Trong khi đó, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones mất 308,12 điểm tương đương gần 1% xuống còn 31.790,87 điểm.

Thị trường như vậy đã tiếp tục đà suy giảm bắt đầu từ ngày thứ Sáu tuần trước khi mà chỉ số S&P 500 mất hơn 3% sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra tuyên bố cứng rắn về việc kiềm chế lạm phát, sang đến tuần này, thị trường tiếp tục giảm điểm. Chỉ số hiện chững lại sau khoảng thời gian hồi phục đáng kể từ mức đáy của thị trường được thiết lập vào giữa tháng 6/2022.

Chỉ số Dow Jones và Nasdaq đã mất hơn nửa thành quả tăng điểm tính từ giữa tháng 6/2022 và hiện giờ thấp hơn mức đỉnh gần nhất khoảng 6% và 11%.

Tuyên bố mới nhất về đường hướng chính sách của Fed đến từ chủ tịch Fed tại New York, ông John Williams. Nói với Wall Street Journal, ông Williams khẳng định: “Tôi cho rằng khi mà nhu cầu vượt quá nguồn cung, chúng ta cần đưa lãi suất thực lên trên ngưỡng 0%. Chúng ta cần phải có biện pháp điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm hãm lại nhu cầu và chúng ta thực sự chưa đến giai đoạn này”.

Lời khẳng định mới nhất của ông Williams được đưa ra sau khi các nhà hoạch định chính sách thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia Madis Muller đưa ra quan điểm tương tự. Vào ngày thứ Ba, ông Muller nói rằng ngân hàng trung ương nước này cần phải tính đến việc nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong tháng 9/2022 bởi xét đến việc lạm phát tăng quá nóng.

Lãi suất ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng lên khi mà nhà đầu tư kỳ vọng nhiều hơn vào các đợt nâng lãi suất. Lãi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm chạm mức cao nhất trong gần 15 năm.

Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Homrich Berg, ông Stephanie Lang, phân tích: “Thị trường hiện đang trong trạng thái mong manh và quan điểm cứng rắn của Fed trong ngày thứ Sáu vừa rồi cho thấy Fed không hề tính đến việc chuyển hướng chính sách và họ sẽ vẫn coi kiềm chế lạm phát như mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Diễn biến này sẽ vẫn tiếp tục gây sức ép lên thị trường, chúng ta phải chuẩn bị cho khả năng đương đầu với nhiều biến động trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm”.

Bà nói thêm rằng sự chú ý hiện đang dồn vào báo cáo thị trường việc làm công bố ngày thứ Sáu. Tuy nhiên nếu số liệu thị trường việc làm tích cực đồng nghĩa với sẽ có thêm khẳng định chính sách cứng rắn từ Fed xét đến cam kết nhằm hạ nhiệt lạm phát.

Giá năng lượng hạ nhiệt trong phiên ngày thứ Ba, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI, loại dầu chuẩn của Mỹ giảm ước tính khoảng 5%. Giá khí đốt đồng thời hạ sâu.

Đọc tiếp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE