Chứng khoán 14/9

Thu hẹp được gần một nửa thiệt hại, một số cơ hội rời rạc đã lộ ra

Lực bán không được đẩy mạnh dù phiên chiều có thêm cổ phiếu về tài khoản nhà đầu tư. VN-Index thậm chí còn xuất hiện nỗ lực lấp lại thiệt hại và được kéo về gần mức cao nhất trong phiên.
Diễn biến giao dịch phiên 14/9
Diễn biến giao dịch phiên 14/9

Phiên chiều nên được xem là liều thuốc thử khi lượng cổ phiếu của phiên 12/9 về tài khoản nhà đầu tư. Nếu lực cung mạnh lên thì khả năng điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ dưới hoàn toàn có thể xảy ra.

Trái lại, nếu nhà đầu tư không đẩy mạnh xả cổ phiếu vì những lý do đã được nêu ra trong sáng nay thì khả năng tìm được điểm cân bằng lại có xác suất xảy ra cao hơn.

Kết quả là tâm lý nhà đầu nội không hề xấu như lo ngại. VN-Index đã tạo được nhịp bật lên còn tốt hơn so với phiên sáng và chốt phiên chỉ còn giảm 7,63 điểm xuống 1.240,77 điểm (-0,61%).

Điều này cũng đồng nghĩa với gần 1/2 thiệt hại đã được khắc phục trong chiều nay. Sắc đỏ đã thu hẹp xuống còn 61% mã so với 22,8% mã tăng và 16,2% mã đứng giá tham chiếu.

Nhóm Chứng khoán đã có hiện tượng đảo chiều ở khá nhiều mã như SSI (+1,4%), BSI (+1,8%), HCM (+5,8%), VND (+0,8%), VCI (+3,1%), CTS (+2,(%) trong đó HCM và VCI có đà tăng rất ấn tượng.

Một số cổ phiếu dù tăng rời rạc nhưng lại rất tự tin như HAG, EIB tăng trần. Các mã BCG, CII, FCN, CTD chốt phiên đã tăng trên 2%.

Sắc đỏ dù vẫn nhỉnh hơn nhưng các mã đều có sự thu hẹp biên độ như KBC (-0,98%), HDG (-0,95%), KDC (-0,9%), DGC (-0,8%), ANV (-0,2%), GVR (-0,2%)...

Đằng sau những diễn biến này vẫn phải là sự tham gia sôi động của dòng tiền. So với phiên hôm qua, giá trị giao dịch đã tăng 12,57% đạt 14.352 tỷ đồng.

Nhìn chung, dù chịu ảnh hưởng của bối cảnh chung, thị trường Việt Nam đã hoàn thành bài kiểm tra tương đối tốt ở phiên hôm nay. Nếu như áp lực từ quốc tế suy yếu đi thì sự vận động có thể sẽ khả quan hơn.

2 chỉ số còn lại cũng đều thu hẹp lại đà giảm trong chiều nay. HNX-Index chỉ còn giảm 0,77% còn UPCoM-Index giảm 0,26%. Tổng giá trị giao dịch của 2 sàn đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

***

Ngoài thị trường Nhật Bản đang giảm gần 3%, các thị trường khác ở châu Á chủ yếu chỉ giảm trên 1%. VN-Index tới cuối phiên sáng vẫn chỉ giảm 1,38% xuống 1.231,17 điểm

Đây chưa phải là mức điểm số thấp nhất bởi trong quãng thời gian đầu phiên đã có lúc chỉ số xuống dưới 1.230 điểm. Lực mua vào của nhà đầu tư đang tốt hơn nhiều thể hiện qua giá trị giao dịch sáng nay tăng 35,44% so với cùng thời điểm ngày hôm qua.

Thậm chí, đã có lúc VN-Index còn thu hẹp số điểm thất thoát xuống dưới 10 điểm nhờ lực mua này. Tuy nhiên, cần phải có sự chấp thuận từ nhóm cổ phiếu lớn thì kịch bản đảo chiều mới có thể xảy ra. Điều này vẫn chưa thể thực hiện khi các mã trong VN30 vẫn đang phải điều tiết theo tình hình chung. VNM (-2,2%), SAB (-2,4%), PLX (-2%), GAS (-1,8%) đang tạo ra nhiều sức nén hơn về cuối phiên.

Chính vì vậy, dòng tiền tham gia sẽ phải chấp nhận rủi ro khi đi trước chỉ số bởi lợi nhuận cao sẽ luôn đi kèm với rủi ro. Với mức giá chiết khấu đã là khá tốt ở nhiều cổ phiếu, dòng tiền thông minh sẽ cần vào thật sớm.

Với HNX, chỉ số đại diện là HNX-Index chốt phiên sáng đang giảm 1,42%, giá trị giao dịch đang là 980 điểm.

****

Phiên rơi tối qua của chứng khoán Mỹ được ghi nhận là mạnh nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Đương nhiên, các thị trường châu Á đều bị chịu sự liên đới theo trong sáng nay. Một loạt chỉ số đều đang giảm điểm trong đó thị trường Nhật bản đang ảnh hưởng nhất với mức giảm trên 2%.

Các thị trường khác chủ yếu giảm quanh mức 1% hoặc thấp hơn. Thị trường Việt Nam hiện cũng đang có mức giảm hơn 1% khi để mất hơn 14 điểm xuống 1.235 điểm vào lúc 10h.

Biên độ giảm đã được mở ra ngay từ đầu phiên sáng xuất phát từ những cổ phiếu trong VN30. Các cổ phiếu rơi mạnh nhất là GVR (-2,2%), PDR (-2,1%), HDB (-1,9%), MBB (-1,8%), ACB (-1,7%), VIB (-1,7%), VIC (-1,7%), VCB (-1,3%), VHM (-1,2%) trong đó VIC, VCB, VHM là những mã gây nhiều thiệt hại nhất.

Nhìn chung, phản ứng của các cổ phiếu lớn phù hợp với diễn biến chung của thế giới và chưa hẳn là những diễn biến có phần thái quá gây ra lo ngại.

Trên cả sàn, sắc đỏ đang phủ trên 80% số mã nhưng hầu hết các cổ phiếu cũng chỉ đang ghi nhận mức giảm quanh 1%. Một số điểm sáng vẫn xuất hiện như VCG (+4,8%), PVD (+2,3%), NT2 (+2,83%), FCN (+2,6%) cho thấy tâm lý không quá bi quan.

Thanh khoản cũng không còn sự suy yếu như các phiên vừa qua, thay vào đó lực mua đang giúp cho giá trị giao dịch được khá tốt và đang vượt mức bình quân 1 tháng.

Kể cả chỉ số HNX-Index vốn đang rất nhạy cảm do sự suy yếu của dòng tiền ưa thích các mã Midcap và Penny thì biên độ cũng đang không quá chênh lệch với VN-Index. Mức giảm chỉ là trên 1% và đang giảm xuống 278 điểm.

Đọc tiếp

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

Chat với BizLIVE