Thương hiệu thời trang châu Âu chiến thắng với triết lý không bán hàng trực tuyến

CEO của hãng thời trang châu Âu này khẳng định hãng không muốn bán hàng trực tuyến để mang đến giá cả hàng hóa tốt nhất cho khách hàng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Primark đã trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất châu Âu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp này có nhiều khác biệt so với nhiều thương hiệu thời trang lớn khác: không bán hàng trực tuyến.

Giờ đây, Primark đang tính đến việc mở rộng hơn nữa hoạt động sang khu vực châu Mỹ, nơi tập trung những cửa hàng quần áo lớn và đông chật hàng giảm giá. Thương hiệu này được biết đến với tên gọi “Primani” giống như trong trường hợp của Giorgio Armani, đó là sự kết hợp giữa quan niệm về thời trang và giá cả hàng ngày. Chuỗi kinh doanh quần áo trụ sở chính tại Dublin này tin rằng công thức bán hàng này của hãng sẽ giúp đẩy cao doanh số bán hàng tại Mỹ.

“Hiện tại không có doanh nghiệp nào có thể cạnh tranh được với chúng tôi về giá cả, chất lượng hàng hóa và giá trị”, chủ tịch của Primark tại Mỹ - ông Kevin Tulip phân tích. Ông Tulip tin rằng chiến lược giá cả và hàng hóa của doanh nghiệp ông hoàn toàn có thể chiến thắng Walmart, Target và nhiều hãng quần áo giá rẻ khác. Doanh nghiệp này cũng sẵn sàng cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến khác ví như Shein.

Primark bắt đầu gia nhập thị trường Mỹ vào năm 2015, mở cửa nhà hàng tại khu trung tâm mua sắm Downtown Crossing thuộc quận Boston, nơi từng là trung tâm của mua sắm hàng giá rẻ. Từ đó đến nay, Primark đã dần dần mở thêm nhiều gian hàng khác, bán quần jeans nữ ở mức giá khoảng 16 cho đến 22USD, váy trong khoảng giá từ 10 đến 25USD và áo phông nam mức giá từ 14 đến 28USD.

Với biển bảng đặc trưng màu trắng và xanh neon, các cửa hàng của Primark thường thuê trọn vài tầng, họ bày bán quần áo giá rẻ cùng với nhiều sản phẩm gia dụng và làm đẹp.

Những tháng gần đây, Primark đẩy nhanh quá trình mở rộng quy mô tại Mỹ nhằm giành được “miếng bánh” của thị trường bán lẻ quy mô 7 nghìn tỷ USD.

Từ quy mô chỉ 13 cửa hàng chủ yếu tập trung ở Đông Bắc Mỹ vào năm 2022, doanh nghiệp này hiện đang có kế hoạch mở khoảng 60 cửa hàng trước năm 2026. Riêng trong năm nay, doanh nghiệp sẽ mở ước tính khoảng 11 cửa hàng tại Buffalo, New York. Doanh nghiệp đồng thời cũng đang mở thêm trung tâm phân phối tại Jacksonville – Florida nhằm phục vụ cho quá trình phát triển tại bang Alabama, Florida, North Carolina và Texas. Quá trình tăng trưởng này sẽ đưa thương hiệu thâm nhập nhiều hơn vào những thành phố ví như Charlotte, New York.

Primark đã có lúc buộc phải đóng cửa một số cửa hàng tại Mỹ sau khi nhận thấy rằng doanh số bán hàng tại các cửa hàng này không tốt như kỳ vọng và không được như tại Anh, thị trường lớn nhất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tính toán cẩn thận về số lượng khách viếng thăm cửa hàng, mức mua sắm và thói quen mua sắm, đặc biệt khi cần mở cửa hàng mới.

Một yếu tố khác từng khiến cho doanh nghiệp này ngạc nhiên chính là nhu cầu với đồ trẻ em giá bình dân tại Mỹ cao hơn hẳn so với châu Âu, theo ông Tulip cho biết. Đồng thời, công ty này cũng cung cấp hàng hóa cho Walk Disney, Hiệp hội Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA) cũng như Liên đoàn Bóng đá Quốc gia Mỹ (NFL).

Primark có lịch sử từ năm 1969 tại Ireland, nơi mà hãng này ban đầu sử dụng thương hiệu Penneys, sau đó hãng này chuyển sang sử dụng thương hiệu Primark nhằm tránh nhầm lẫn với JCPenney dù rằng trên thực tế hai hãng này cũng không có gì liên quan. Nhà sáng lập của Primark, ông Arthur Ryan, đã lèo lái công việc kinh doanh của công ty qua suốt 4 thập kỷ trước khi chuyển giao cho ông Paul Marchant vào năm 2009. Hiện tại ông Marchant vẫn đang quản lý doanh nghiệp.

Thương hiệu này thuộc sở hữu của tập đoàn Associated British Foods (ABF), tập đoàn đa ngành hiện đang niêm yết cổ phiếu tại London và hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh đường, thực phẩm cũng như nông sản. ABF chịu sự kiểm soát của gia đình Weston gốc Anh – Canada. Gia đình này đồng thời sở hữu chuỗi bách hóa Fortnum & Mason tại London.

Việc các vị trí cấp cao luôn được giữ ổn định đã giúp Primark có được chiến lược phát triển ổn định, lâu dài, theo chuyên gia tư vấn bán lẻ Richard Hyman. Primark đã sẵn sàng đi ngược lại xu thế phát triển chung của toàn ngành khi mà nhiều doanh nghiệp bán lẻ khác đang chạy đua kinh doanh trực tuyến.

Dù là một doanh nghiệp bán lẻ tên tuổi tại châu Âu, Primark hiện vẫn tụt lại so với nhiều thương hiệu thời trang lớn khác về doanh thu bán hàng. Năm 2022, doanh thu bán hàng của hãng chỉ đạt ước tính 9,6 tỷ USD, tức chỉ bằng nửa so với H&M và khoảng 30% so với thương hiệu Zara của Inditex.

Các khách hàng của Primark cũng chấp nhận quan điểm của hãng liên quan đến việc không bán hàng trực tuyến, bởi theo CEO của hãng, khách hàng của hãng hiểu rằng bởi không phân phối hàng hóa trực tuyến, doanh nghiệp mới có thể bán được hàng ở mức giá như vậy.

Đồng thời, thương hiệu này cũng không cố gắng tạo ra sự quan tâm với các sản phẩm của hãng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, tuy nhiên khách hàng có thể xem hàng trực tuyến và chọn trước và rồi sau đó đến cửa hàng lấy trực tiếp.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE