Chứng khoán 29/9

Tiếp tục phá đáy của năm, VN-Index về 1.126 điểm

Bài test của VIC đem đến thị trường trong sáng nay rốt cuộc vẫn không được thị trường vượt qua. Lực cung ra vẫn lấn lướt từ sau 14h và VN-Index lại có phiên phá đáy để đóng cửa thấp nhất kể từ đầu năm 2022.
Diễn biến giao dịch phiên 29/9
Diễn biến giao dịch phiên 29/9

Diễn biến phiên chiều vẫn là trọng tâm của phiên giao dịch nhưng rốt cuộc 30 phút cuối của phiên khớp lệnh liên tục vẫn để lại nỗi thất vọng chung cho cả thị trường. VN-Index không thể ngóc đầu tăng điểm mà thay vào đó là việc tiếp tục phá đáy đi xuống.

Nếu như phiên sáng nay, chỉ số chỉ có VIC thì tới phiên chiều một loạt các cổ phiếu lớn như GVR (-5,9%), BVH (-4,5%) cũng quay đầu giảm. Chưa kể đến các cổ phiếu nhóm Tài chính với các mã BVH (-4,5%), STB (-3%), CTG (-3%), VIB (-2,9%), VPB (-2,7%), VCB (-1,3%), MBB (-0,8%) cũng đảo chiều giảm.

VN30 khép lại phiên giao dịch với 20/30 mã giảm, hoàn toàn trái ngược với phiên sáng. Nhóm Midcap và Penny lại phải chứng kiến lực cung bung ra ở hàng loạt cổ phiếu khiến giá giảm sàn như DGC, VCG. DXG, HHV, NT2, DCM, PAN, CTD, HQC, IJC, TCH, FCN, CTI, HAX, LCG, TCH, FCN, IDI.

Độ rộng của toàn sàn ghi nhận có tới 65% mã giảm so với 22,2% mã tăng 12,8% mã đứng giá tham chiếu. VN-Index tiếp tục phá đáy của năm để xuống mức thấp hơn, giảm 17,55 điểm xuống 1.126,07 điểm (-1,53%).

So với mặt bằng chung, nhà đầu tư nội đã phản ứng hoàn toàn thái quá bởi các chỉ số chứng khoán châu Á cũng chỉ biến động trái chiều trong biên độ hẹp như TWSE (+0,51%), IDX (-0,58%), CSI 300 (-0,04%), NIKKEI 225 (-0,04%).

Lý do để giải thích cho sự vận động của thị trường chỉ có thể là do tâm lý. Còn thực tế, với số liệu GDP quý 3/2022 tăng vượt dự báo thì việc có những hành động bán tháo ra là không hề thuyết phục.

Vấn đề của thị trường chưa thể giải quyết ít nhất trong phiên hôm nay khi thanh khoản vẫn là rất kém. Giá trị giao dịch cả HOSE chỉ là 11.232 tỷ đồng.

Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index cũng bám sát và đều đóng cửa ở mức thấp của phiên. HNX-Index giảm 1,17% xuống 249,41 điểm còn HNX-Index giảm 0,72% xuống 85,22 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này gần như không có khác biệt so với phiên hôm qua, đạt khoảng 1.700 tỷ đồng.

****

VIC (-4,2%) cuối phiên sáng đang giảm mạnh dù cho cả nhóm VN30 không còn trường hợp nào giảm sâu. Đây có thể được xem là thuốc thử cho tâm lý thị trường chung bởi trong 2 phiên gần nhất đều có sự tham gia của VIC.

Nếu tính từ đầu tuần cho đến hiện tại thì VIC đã giảm tới 11%, mức giảm rất lớn với một cổ phiếu trụ. Diễn biến của VIC có thể không hợp lý khi giá trị giao dịch còn chưa đạt nổi 50 tỷ đồng cuối phiên sáng nhưng nếu tâm lý chung yếu thì vẫn sẽ có những động thái bán ra tiếp.

Tuy nhiên, điều này đã không diễn ra ở cả nhóm vốn hóa lớn lẫn các mã Midcap và Penny. Số mã tăng trong VN30 lúc này vẫn chiếm đa số với 27/30 với GAS (+3,6%) vẫn là đầu tàu kế bên các mã FPT (+2,2%), KDH (+2%), VNM (+1,9%)…

Nhóm Midcap và Penny vẫn chỉ khoanh vùng các mã giảm mạnh ở VCG, HHV, LCG, FCN, NT2 mà không hề bị loang mạnh ra. Hiện sắc xanh còn được gia tăng trở lại lên gần 55% và đã xuất hiện một số mã tăng trên 2% như NKG, CII, REE thậm chí còn trường hợp tăng trần như NBB.

VN-Index tạm dừng phiên sáng đang ở ngay sát 1.150 điểm, tăng lên 1.149,08 điểm (+0,48%). Thanh khoản đạt 4.155 tỷ đồng.

Còn HNX-Index tăng 0,59% lên 253,85 điểm. Giá trị giao dịch sàn đang là 492 tỷ đồng.

****

Có 2 thông tin đáng chú ý hỗ trợ cho thị trường trong sáng nay là việc chứng khoán Mỹ đã hồi phục với mức tăng quanh 2% trong đêm qua.

Cùng với đó là số liệu GDP quý 3/2022 cũng được công bố vượt mức dự báo của nhiều tổ chức, tăng 13,67% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu cho thấy sẽ có nhiều doanh nghiệp báo cáo số liệu có thể vượt cả con số tăng trưởng GDP trong mùa BCTC quý 3 này.

Dù vậy, vận động của thị trường chung có vẻ như đang đi theo chuyển động chung của khu vực hơn. Mức tăng của VN-Index mới chỉ tương đồng so với các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia hiện đều ở dưới 0,5%. Chỉ số tới 10h30 tăng lên 1.149 điểm sau khi đã thử rướn qua mốc 1.150 điểm.

Các cổ phiếu lớn không có được những mức tăng mạnh. Biên độ chủ yếu là dưới 3% như GAS, FPT, VNM, VRE, KDH VPB, BID trong đó GAS đang là cổ phiếu dẫn dầu về đóng góp.

Nhóm Midcap và Penny vẫn còn những áp lực hiện hữu khiến VCG (-6,5%), HHV (-6,6%), PAN (-4%), NT2 (-3,4%), CTD (-4%), KSB (-4,25%), HBC (-5,51%), LCG (-5,91%) giảm mạnh.

Sự hồi phục đang diễn ra một cách phân mảnh dù cho sắc xanh đang chiếm hơn 50%. Biên độ của các cổ phiếu tăng giá chủ yếu chỉ dưới 1%.

Nguyên nhân đến từ thanh khoản vẫn đang yếu sau khi tiền bắt đáy đã được tung ra sớm hơn. Giá trị giao dịch tới 10h30 chỉ đang là hơn 2.500 tỷ đồng.

Diễn biến của HNX-Index cũng đi theo quỹ đạo tương tự VN-Index nhưng biên độ của chỉ số này là tốt hơn nhờ các cổ phiếu PVS (+2,6%), CEO (+1,7%), IDC (+1,6%) tỏ ra đồng đều hơn. Chỉ số cũng vọt ngay từ đầu phiên rồi hạ dần độ cao xuống 254 điểm vào lúc 10h30.

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Chat với BizLIVE