Tín dụng tăng mạnh gây áp lực lên lãi suất huy động

Mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 30 – 50 điểm cơ bản so với cuối năm 2021 ở hầu hết các ngân hàng trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm.
Lãi suất huy động bắt đầu đi lên trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh. Ảnh minh họa.
Lãi suất huy động bắt đầu đi lên trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh. Ảnh minh họa.

Báo cáo thị trường tiền tệ, trái phiếu do SSI Research mới công bố cho biết, biểu lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân tiếp tục được điều chỉnh tăng nhẹ trong những ngày đầu tháng 5 ở một số ngân hàng vừa và nhỏ, trong khi đó lãi suất huy động dành cho khách hàng tổ chức cũng được điều chỉnh tăng khoảng 20 điểm cơ bản ở nhóm NHTMCP lớn.

Nguồn: SSI Research

Nguồn: SSI Research

Trên thực tế, ngoại trừ nhóm NHTMCP NN chưa ghi nhận sự điều chỉnh, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 30 – 50 điểm cơ bản so với cuối năm 2021 ở hầu hết các NHTMCP nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm.

Áp lực tăng lãi suất huy động còn được thể hiện qua chênh lệch giữa tín dụng – huy động vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm nay, khi số liệu từ NHNN cho thấy tín dụng tính đến ngày 25/4 đã tăng 6,75% so với cuối 2021 (tương đương 16,4% so với cùng kỳ) trong khi huy động vốn chỉ tăng 3,55% (tương đương 10,7% so với cùng kỳ).

Nguồn: SSI Research

Nguồn: SSI Research

Trong tuần qua, hoạt động thị trường mở ghi nhận rút ròng gần 2,8 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là do có tới 3,1 nghìn tỷ đồng tín phiếu đáo hạn vào ngày 13/5 và NHNN chỉ bơm 1,7 nghìn tỷ đồng thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 2,5%. Trạng thái thanh khoản được cải thiện giúp lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng duy trì ở mức dưới 2%.

Kết tuần, kỳ hạn qua đêm ở mức 1,85% (giảm 13,7 điểm cơ bản so với tuần trước) và kỳ hạn 1 tuần 2,25% (giảm 17,1 điểm cơ bản). Lãi suất các kỳ hạn dài dao động trong khoảng 2,4% - 2,9% và đường cong lãi suất đã trở về mức bình thường.

Trên thị trường ngoại hối, đồng VND ghi nhận mức giảm giá mạnh trong tuần qua, tương đồng với xu hướng giảm của các đồng tiền trong khu vực trong bối cảnh đồng USD mạnh lên. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã nâng giá bán USD kỳ hạn, lên mức 23.250 đồng/USD (tăng 200 đồng) sau khi sử dụng công cụ bán kỳ hạn hợp đồng USD 3 tháng nhằm hỗ trợ thanh khoản USD cho thị trường.

Trên thị trường liên ngân hàng, USDVND tăng 0,6% lên 23.095/USD trong khi tỷ giá niêm yết tại các NHTM tăng 140 đồng, kết tuần ở mức VND 22.920/23.230.

Dù vậy, SSI Research cũng cho rằng, tỷ giá tuy có tăng mạnh trong tuần nhưng chưa đến mức đáng lo ngại khi mức giá hiện tại mới tương đương so với cùng kỳ và vẫn thấp hơn 2,3% so với mức đỉnh được xác lập vào tháng 3/2020.

Nguồn: SSI Research

Nguồn: SSI Research

Nhìn chung, yếu tố hỗ trợ chính VND trong giai đoạn tới tiếp tục đến từ nguồn cung USD tích cực (từ FDI giải ngân, thặng dư cán cân thương mại và kiều hối) và bù đắp dòng vốn gián tiếp rút ra khỏi thị trường (xuất hiện khi Mỹ tăng lãi suất).

Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh 265 đồng ở chiều mua vào và 355 đồng ở chiều bán ra, giao dịch ở VND 23.820/23.930.

Đọc tiếp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Chat với BizLIVE