Trung Quốc gom mạnh dầu Nga trước thềm quy định cấm của EU

Các doanh nghiệp lọc dầu tư nhân Trung Quốc theo đuổi một số hợp đồng mua dầu thô của Nga ESPO giao tháng 12/2022 và tháng 1/2023.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các doanh nghiệp lọc dầu tại Trung Quốc đã bắt đầu mua mạnh dầu Nga sau một khoảng thời gian chững lại, nguyên nhân chính theo giải thích của các doanh nghiệp là do giá đã giảm xuống mức thấp.

Các doanh nghiệp lọc dầu tư nhân Trung Quốc theo đuổi một số hợp đồng mua dầu thô của Nga ESPO giao tháng 12/2022 và tháng 1/2023, theo nguồn tin mà một số nhà đầu tư trên thị trường có được. Loại dầu này được bán với giá thấp hơn so với dầu Brent mới được giao dịch chỉ vài tuần trước đó.

Các thành viên thị trường đang theo dõi chặt chẽ diễn biến mua dầu của Nga trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 5/12/2022 khi mà Liên minh châu Âu (EU) chính thức áp quy định trừng phạt mới ngăn nhóm này cung cấp dịch vụ vận tải, bảo hiểm và ngân hàng cho các giao dịch dầu của Nga. Nhìn chung, các nhà đầu tư trên thị trường đang quan tâm đến việc liệu Trung Quốc và Ấn Độ có tiếp tục mua dầu Nga hay không và liệu Trung Quốc có chấp thuận quy định trừng phạt của Nga hoặc tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ ngoài EU.

Trong trường hợp này, giá chốt cuối cùng của các lô dầu sẽ không được biết cho mãi đến sau này. Đó là bởi các thỏa thuận này được thực thi dựa trên mức trung bình của giá dầu Brent giao hợp đồng tháng 2/2022, mức này chỉ có thể được biết ở thời điểm cuối tháng 12/2022. Hiện cũng chưa biết liệu các lô dầu được giao trước hay sau thời điểm 5/12/2022.

Tuy nhiên, theo lý giải của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc không quá lo lắng nếu các lô dầu của họ chịu ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt hoặc đáp ứng đủ tiêu chí của việc áp trần giá dầu hay không. Điều này là bởi hoạt động mua của họ được thực hiện dựa trên nguyên tắc toàn bộ trách nhiệm vận tải và bảo hiểm thuộc về phía người bán.

Hiện nhiều người tin rằng các lô dầu được mua bằng đồng nhân dân tệ chứ không phải bằng đồng USD và được thực hiện giao dịch thông qua các ngân hàng và tổ chức địa phương.

Những bên nào muốn nhập khẩu thô của Nga đã và đang cố gắng đánh giá rủi ro của việc cố tình bỏ qua các biện pháp trừng phạt của EU và việc liệu họ có tận dụng việc áp trần để giành được sự miễn trừ. Kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, chính phủ của phần lớn các nước phương Tây trong đó có bao gồm Mỹ, Anh và những doanh nghiệp trong các nước EU đã giảm mua dầu Nga, vì vậy các lô dầu chuyển hướng sang các nước bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các cuộc đối thoại về áp trần giá dầu hiện vẫn đang được tiến hành khi mà chính phủ các nước thành viên của EU tranh cãi về việc nên áp trần giá dầu ở ngưỡng nào dù rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhóm đang tính đến việc áp trần giá dầu ở mức khoảng 60USD/thùng. Nga trước đó cho biết sẽ không bán dầu và khí đốt cho các nước tham gia vào quy định áp trần giá dầu này.

Giá dầu sẽ có thể giảm nếu nhóm các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh hành động đúng với kỳ vọng của thị trường và đồng ý giữ hạn mức sản lượng ổn định thêm một tháng nữa, theo các chuyên gia phân tích chia sẻ với Reuters.

Vào ngày Chủ Nhật, nhóm OPEC+ dự kiến sẽ có cuộc họp, dù rằng cuộc họp này chỉ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Việc nhóm chỉ họp trực tuyến cho thấy rằng nhóm sẽ không đưa ra quá nhiều thay đổi với kế hoạch sản lượng cho tháng 1/2023. Nếu nhóm OPEC+ không thể thay đổi mạnh tay sản lượng, tức là không giảm quy mô sản xuất, giá dầu sẽ có thể giảm.

Vào tháng trước, OPEC+ đã đồng ý giảm sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày, quyết định này có hiệu lực từ tháng 11/2022. Mức cắt giảm sản lượng thực tế của nhóm thấp hơn rất nhiều, chỉ quanh ngưỡng khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày bởi một số nước thành viên OPEC+ vốn thực tế sản xuất ở ngưỡng thấp hơn so với bình thường.

OPEC+ có thể lựa chọn thái độ cầm chừng trong cuộc họp lần này và gần như không thay đổi gì, mục đích là để giảm bớt ảnh hưởng từ việc G7 cấm dầu Nga cũng như diễn biến của đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc lên thị trường năng lượng thế giới.

Theo chuyên gia phân tích về thị trường năng lượng tại PVN Oil, ông Stephen Brennock, việc OPEC+, việc cắt giảm sản lượng thêm nữa không thể bị loại bỏ, nếu không làm như vậy có thể sẽ tạo ra đợt bán mới, ông Brennock tuy nhiên không nói về việc giá có thể sẽ thấp đến đâu theo kịch bản đó.

Bà Amrita Sen, chuyên gia thuộc Energy Aspects, tuy nhiên không cho rằng OPEC+ sẽ sớm thay đổi quan điểm, còn chuyên gia phân tích thuộc EBS – ông Giovanni Staunovo nói rằng nhu cầu Trung Quốc suy yếu và khả năng Mỹ có thể xả thêm dầu từ dự trữ chiến lược sẽ có thể khiến cho OPEC+ hạ sản lượng thêm nữa.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu Brent giao dịch ở mức 1,62USD/thùng trong phiên chiều ngày thứ Năm và chốt ở mức 88,59USD/thùng, mức tăng ghi nhận 1,86% trong ngày.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE