Trung Quốc, Mỹ, Nhật khởi động cuộc đua chuyển giao công nghệ vắc xin cho Đông Nam Á

Đông Nam Á đã rất chào đón những nỗ lực  mới nhất của Trung Quốc và Mỹ bởi nó mang đến “cú huých” phát triển quan trọng cho ngành dược phẩm các nước trong khu vực.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Chiến lược ngoại giao vắc xin COVID-19 của Trung Quốc và Mỹ hiện đang bước vào giai đoạn mới, hai nước này đã bắt đầu chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho các nước đối tác và đồng minh trong khu vực Đông Nam Á nhằm khởi động quá trình sản xuất tại địa phương, theo báo Nikkei cho hay.
Đông Nam Á rất chào đón những nỗ lực  mới nhất của Trung Quốc và Mỹ bởi nó mang đến “cú huých” phát triển quan trọng cho ngành dược phẩm các nước trong khu vực, đồng thời nó tạo ra thêm việc làm cho người dân địa phương. Nhiều công ty địa phương đang bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắc xin để chờ cấp phép tại địa điểm sản xuất.
Cụ thể, công ty dược phẩm Etana Biotechnologies Indonesia sẽ bắt đầu sản xuất vắc xin mRNA, loại vắc xin cùng loại với công ty dược phẩm Pfizer và Moderna từ tháng 7 năm nay, theo chia sẻ của giám đốc phụ trách các vấn đề đối ngoại và đầu tư Indonesia – ông Luhut Binsar Pandjaitan.
Công ty Etana hiện đang nhận được trợ giúp kỹ thuật từ công ty dược phẩm Walvax Biotechnology của Trung Quốc. Công ty Indonesia này hiện đang thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 3 với kế hoạch sản xuất mỗi năm 70 triệu liều vắc xin COVID-19.
Khoảng 80% vắc xin tại Indonesia đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm Sinovac Biotech hay Sinopharm. Tuy nhiên vắc xin các loại này được cho là không có hiệu quả cao như vắc xin mRNA và chính phủ Indonesia hiện đang cố gắng mua thêm vắc xin Pfizer và Moderna.
Vắc xin Sinovac và Sinopharm hiện đang là các lựa chọn phổ biến nhất tại Trung Quốc đại lục. Walvax hiện đang chờ được cấp phép cho vắc xin mRNA.
Nằm ở trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Đông Nam Á thu hút rất nhiều sự quan tâm trong chiến lược ngoại giao vắc xin COVID-19 của các nước lớn. Trung Quốc đã cung cấp khoảng 190 triệu liều vắc xin COVID-19 cho các nước thành viên của Đông Nam Á, tính đến giữa tháng 9/2021.
Cho đến nay, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 cho Indonesia, nước có dân số và quy mô kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thể hiện hy vọng rằng Indonesia sẽ trở thành trung tâm sản xuất vắc xin COVID-19 của khu vực.
Trong khi đó, Mỹ hiện vẫn đang chơi trò “đuổi bắt” với sự hỗ trợ của các nước đối tác trong khu vực.
Trong tuần trước, công ty dược phẩm Dynavax Technologies của Mỹ đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc phát triển vắc xin COVID-19 với công ty nhà nước BioFarma của Indonesia. Thỏa thuận này cho phép các doanh nghiệp cùng phát triển vắc xin sử dụng proteinkeets hợp. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng tham dự buổi lễ ký kết này.
Trong khi đó, công ty dược phẩm Arkturus Therapeutics cũng chuẩn bị sản xuất vắc xin mRNA hợp tác với tập đoàn Vingroup của Việt Nam. Giai đoạn thử nghiệm đầu tiên đã kết thúc, còn việc thử nghiệm giai đoạn 2 trên người dự kiến sẽ được khởi động sớm. Nhà máy đầu tiên tại Hà Nội dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vắc xin từ đầu năm 2022 và công suất ước tính lên đến 200 triệu liều/năm.
Nhật bản không nằm ngoài cuộc chạy đua này. Công ty dược phẩm Shionogi của Nhật dự kiến sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với hàng nghìn người trước khi vắc xin COVID-19 của công ty này được cung cấp cho Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác. Công ty đồng thời cũng đang muốn chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 cho các nước này.
Công ty dược phẩm Siam Bioscience thuộc sở hữu của nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã sản xuất vắc xin AstraZeneca dựa trên công nghệ được chuyển giao từ tháng 6/2021. Khoảng một nửa số vắc xin COVID-19 đang được sử dụng ở Thái Lan được sản xuất tại Trung Quốc và chính phủ Thái Lan đang cố gắng muốn đa dạng nguồn cung nhằm chuẩn bị cho khả năng tiêm kết hợp các loại vắc xin.

Đọc tiếp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE