Vì sao Apple ngược dòng xu hướng bán tháo cổ phiếu công nghệ?

Cổ phiếu của Apple vẫn giữ được sự ổn định bất chấp nhiều đối thủ trong lĩnh vực công nghệ điêu đứng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Apple vừa công bố báo cáo doanh thu quý 3/2022 với mức tăng trưởng 8% so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu của “Táo khuyết” tăng 8,1%, lên mức 90,1 tỷ USD, vượt qua dự đoán trước đó của các nhà phân tích. Lợi nhuận ròng của tập đoàn cũng đạt mốc kỷ lục với 20,7 tỷ USD.

Trong báo cáo tài chính, Apple công bố doanh thu từ iPhone đạt 42,6 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm trước đó nhưng vẫn thấp hơn con số 43 tỷ USD theo ước tính của các nhà phân tích. iPhone là dòng sản phẩm chủ lực, chiếm gần một nửa tổng doanh thu trong quý này. So với các công ty đối thủ, doanh số smartphone của Apple không chịu ảnh hưởng nhiều từ thị trường đang giảm mạnh.

Kinh doanh dịch vụ là mảng phát triển quan trọng của Apple trong quý, mang về 19,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu máy tính Mac tăng 25%, đạt 11,51 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, những sản phẩm khác như Apple Watch và AirPods có tốc độ tăng trưởng ổn định, đạt 9,65 tỷ USD, tăng 10%. Duy nhất sản phẩm iPad đi xuống, giảm 10% doanh thu và trở thành mảng “đuối” nhất của tập đoàn.

Đánh giá về báo cáo tài chính quý 3/2022 của Apple, Shannon Cross, chuyên gia phân tích từ Credit Suisse cho biết công ty như “bến đỗ an toàn trong cơn bão”, trong bối cảnh các nhà đầu tư đồng loạt tháo chạy khỏi nhiều “mã” công nghệ lớn.

Một ngày sau khi Apple công bố báo cáo tài chính quý 3/2022, cổ phiếu công ty bắt đầu tăng từ mức 6%, sau đó là 7% và hiện tại là 8%.

apple
Apple tăng trưởng ngược dòng trên thị trường công nghệ

Trái ngược, Microsoft và Alphabet trải qua những ngày tồi tệ nhất trong năm. Meta có ngày tồi tệ thứ 2 trong lịch sử, khi cổ phiếu công ty mẹ Facebook giảm 24% xuống mức giá thấp nhất kể từ năm 2016. Vốn hoá Amazon, "ông trùm" bán hàng trực tuyến, cũng giảm khoảng 10%.

Apple tỏ ra ổn định hơn so với các công ty cùng lĩnh vực, đặc biệt khi lo ngại về suy thoái kinh tế bắt đầu đè nặng lên doanh số quảng cáo và chi tiêu trong kỳ nghỉ lễ sắp tới. Nguyên nhân chủ yếu là Apple vẫn bán được các phần cứng và dịch vụ cho người dùng.

Những kết quả “Táo khuyết” đạt được trong lúc cả ngành công nghiệp điện thoại và máy tính cá nhân chứng kiến sự sụt giảm lớn. Theo công ty nghiên cứu Canalys, trong quý 3/2022, số lượng smartphone và PC bán ra trên toàn cầu giảm 9%, còn doanh số Apple tăng 8% dù có giá cao.

apple
Dòng iPhone 14 dự kiến giúp Apple tăng mạnh doanh thu vào cuối năm

Nhà phân tích Toni Sacconaghi của hãng tư vấn Bernstein cho biết các công ty công nghệ đối thủ của Apple dường như gặp vấn đề về kiểm soát chi phí, khâu mà tập đoàn của CEO Tim Cook đang làm rất tốt.

Tim Cook cho rằng công ty nhận thấy tác động của lạm phát với chi phí, đặc biệt là trong khâu hậu cần, nhưng Apple quản lý tốt tình trạng thiếu hụt nguồn cung vi xử lý trong quý vừa qua.

Apple bị chỉ trích vì “tham lam”

Là mảng phát triển quan trọng của Apple trong quý 3/2022, mang về 19,2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đang nhận nhiều ý kiến chỉ trích.

Mới đây, Apple gửi thông báo tới Telegram rằng công ty không cho phép những người tạo nội dung trên nền tảng sử dụng các phương thức thanh toán của bên thứ 3.

Trước đó, Telegram vẫn cho người sáng tạo nội dung quyền truy cập vào các kênh hay bài đăng thông qua bên thứ 3 và nhận 100% số tiền, thay vì sử dụng hệ thống thanh toán bên trong ứng dụng của Apple. Do đó, Apple không hài lòng việc mọi người có thể kiếm tiền mà không trả phí 30% cho hãng.

Với chính sách mới nhất, Telegram buộc phải khoá các bài đăng và kênh thu tiền trên ứng dụng iOS.

apple
CEO Tim Cook bị chỉ trích tận thu ở mảng dịch vụ

Pavel Durov, CEO Telegram, cho rằng mức phí 30% cho việc mua hàng trong ứng dụng của Apple “phá huỷ” giấc mơ và tinh thần kinh doanh của nhiều người. Theo Pavel Durov, Apple dựa vào sức mạnh của tập đoàn trị giá hàng nghìn tỷ USD để thống trị thị trường, từ đó thu phí từ hàng triệu người dùng đang nỗ lực kiếm tiền từ nội dụng sáng tạo.

CEO Telegram chỉ trích Apple đè bẹp các doanh nghiệp cũng như doanh nhân với mức phí cao hơn bất kỳ loại thuế VAT nào do chính phủ các nước thu. Ông kêu gọi các cơ quan quản lý tại châu Âu, Ấn Độ cũng như các quốc gia khác hành động để ngăn chặn Apple.

Thời gian tới, Telegram tìm cách cung cấp cho những người sáng tạo các công cụ khác để kiếm tiền từ nội dung thay vì phụ thuộc vào hệ sinh thái Apple.

Hồi tháng 8, Pavel Durov cũng chỉ trích Apple về các quy tắc khó hiểu của kho ứng dụng App Store.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Chat với BizLIVE