VPBank – Triển vọng tươi sáng khi yếu tố cơ bản lên ngôi

Sự vận động của thị trường chứng khoán (TTCK) trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự điều chỉnh bất ngờ và làn sóng bán mạnh diễn ra dẫn đến việc suy giảm thanh khoản.
VPBank – Triển vọng tươi sáng khi yếu tố cơ bản lên ngôi

So với đỉnh được xác lập trong tháng 01/2022, thị trường đã giảm hơn 22%, đồng thời thanh khoản thị trường cũng sụt giảm đáng kể khi thanh khoản trung bình từ đầu quý 2/2022 đến nay chỉ đạt 19.216 tỷ đồng/phiên, thấp hơn 26% so với mức trung bình 26.021 tỷ đồng/phiên trong quý 1/2022.

Sự điều chỉnh của TTCK trong những tuần gần đây đến từ 2 lý do chính.

Thứ nhất, việc thanh tra các hoạt động phát hành trái phiếu đối với ngành bất động sản khiến nhu cầu dòng tiền tăng mạnh nhằm hoàn trả các khoản trái phiếu.

Thứ hai, các hoạt động thanh tra đối với hoạt động thao túng cổ phiếu cũng khiến hoạt động tạo lập giảm dần, từ đó khiến thanh khoản thị trường suy giảm.

Khi dòng tiền đầu cơ không còn nhiều cơ hội, dòng vốn sẽ dịch chuyển, mang tính chọn lọc hơn khi quay lại thị trường. Nhà đầu tư sẽ tập trung vào những cổ phiếu có giá trị nội tại cao và tăng trưởng mạnh mẽ, từ đó giúp thị trường đi lên bền vững cùng lợi nhuận doanh nghiệp, điển hình là cổ phiếu Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank (VPB).

Kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực với động lực toàn diện thu nhập từ lãi và ngoài lãi

Tính hết năm 2021 VPBank có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) hằng năm trong 10 năm (2011 - 2021) cho thu nhập lãi thuần là 32,6%.

Cụ thể, nếu trong năm 2011 ngân hàng đạt thu nhập lãi thuần hơn 2 nghìn tỷ đồng, thì vào 2021 ngân hàng đạt kết quả kinh doanh (KQKD) cực kỳ ấn tượng với thu nhập lãi thuần đạt hơn 34 nghìn tỷ đồng, tăng gần 17 lần.

Để đạt được thành quả đó, VPBank đã đưa ra chiến lược kinh doanh linh hoạt phục vụ tất cả các phân khúc khách hàng tập trung vào tín dụng tiêu dùng, bán lẻ và SME đầy tiềm năng vẫn chưa được các ngân hàng khác khai phá và qua đó giúp biên lãi thuần (NIM) của ngân hàng đứng hàng đầu trong ngành.

Bên cạnh đó, để bảo toàn NIM, VPBank đã tích cực triển khai các biện pháp để giảm chi phí vốn, từ việc đa dạng hóa các nguồn huy động dài hạn với các các đối tác nước ngoài như SMBC, Maybank... để có các khoản vay hợp vốn với chi phí hợp lý hay đầu tư mạnh mẽ về công nghệ và hệ sinh thái để thu hút CASA,…

Trong quý 1/2022, VPBank tiếp tục đạt KQKD đầy khả quan với thu nhập lãi thuần đạt gần 10 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 8.4% so với cùng kỳ và 16% so với quý 4/2021.

Đối với thu nhập ngoài lãi, ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 10 năm gần nhất với CAGR lên đến 35,7%. Với nhận định từ rất sớm nguồn thu nhập ngoài lãi là nguồn thu nhập phi rủi ro và sẽ đóng góp đáng kể vào thu nhập hợp nhất của ngân hàng đồng thời cải thiện khả năng sinh lợi của ngân hàng, ban lãnh đạo đã đưa ra chiến lược đầu tư bài bản nhằm tăng trưởng mảng thu nhập này. Tầm nhìn này đã được chứng minh khi thu nhập ngoài lãi của VPBank đã tăng lên hơn 21 lần, đạt đến gần 10 nghìn tỷ vào 2021.

Đáng chú ý, ngân hàng đã thành công trong việc gia hạn thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền bảo hiểm với công ty bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam và nhận được khoản phí hỗ trợ lớn giúp thu nhập ngoài lãi tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đây chỉ là bước đệm khởi đầu cho những lợi ích lâu dài mà ngân hàng sẽ đạt được trong thương vụ hợp tác này với những cam kết mạnh mẽ từ phía VPBank và công ty AIA, từ đó tạo nền tảng vững vàng hướng tới mục tiêu nằm trong nhóm 3 ngân hàng dẫn đầu về nguồn thu phí bảo hiểm, từ đó tiếp tục góp phần thúc đẩy tăng trưởng thu nhập ngoài lãi.

Lợi nhuận là lợi ích cốt lõi mà ban lãnh đạo VPBank đem lại cho ngân hàng cũng như các cổ đông

Với mức lợi nhuận trước thuế (LNTT) ghi nhận trong năm 2021 đạt hơn 14 nghìn tỷ đồng hơn gấp 13.5 lần so với thời điểm năm 2011 và đạt CAGR hơn 29,7% trong suốt khoảng thời gian 10 năm là một kết quả rất ấn tượng cho nỗ lực của ban lãnh đạo ngân hàng.

Với đà tăng trưởng hiện hữu cùng sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối 2022, ban lãnh đạo tiếp tục mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ với mức LNTT gần 30 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ.

Trong quý 1/2022, ngân hàng tiếp tục đạt mức tăng trưởng LNTT hơn 11 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ, dẫn đầu ngành về tốc độ tăng trưởng trong quý và hoàn thành đến 37% kế hoạch đặt ra (từ 2016, trung bình lợi nhuận quý 1 chỉ chiếm gần 28% lợi nhuận kế hoạch cả năm). Đây sẽ là bước chạy đà hoàn hảo để ngân hàng đạt mục tiêu tham vọng đã đề ra.

Ngân hàng luôn duy trì mức tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình trên 20% xuyên suốt từ năm 2015 đến 2020. Trong khoảng thời gian này đỉnh điểm có lúc lên đến hơn 27% mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu hằng năm kép là hơn 31%.

Tăng trưởng VCSH là mục tiêu chiến lược của VPBank nhằm tạo nền tảng vững chắc cho các chiến lược phát triển và mở rộng hệ sinh thái của tập đoàn.

Với lộ trình nâng vốn đã được ĐHĐCĐ thông qua, vốn điều lệ của ngân hàng trong năm 2022 sẽ lên mức hơn 79 nghìn tỷ đồng, trong đó là phát hành tối đa 15% cho cổ đông chiến lược nước ngoài cùng với việc trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ chi trả dự kiến 50%.

Như vậy, với các lý do dẫn tới mức thanh khoản như hiện tại, có thể kỳ vọng cơ hội đã không còn dồi dào đối với nhóm cổ phiếu đầu cơ mà sẽ ưu tiên dịch chuyển từ đầu cơ sang đầu tư giá trị và tăng trưởng đặc trưng bởi sự nắm giữ cổ phiếu và tăng trưởng bền vững cùng lợi nhuận doanh nghiệp.

VPB là một doanh nghiệp có giá trị nội tại vững vàng và liên tục được bồi đắp xuyên suốt trong hơn 10 năm vừa qua, hứa hẹn đem lại thành quả đầu tư đáng tự hào cho cổ đông và những nhà đầu tư có tầm nhìn, quyết đoán “đãi cát tìm vàng” trong bối cảnh thị trường hiện nay.

Đọc tiếp

Toàn cảnh Nhà máy điện Phú Mỹ 3.

EVNGENCO 3 Power Service (EPS) tiếp nhận quản lý vận hành, sửa chữa Nhà máy điện Phú Mỹ 3

Ngày 1/3/2024, tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3, Công ty Dịch vụ sửa chữa các nhà máy điện EVNGENCO3 (EPS) - Đơn vị thành viên của Tổng Công ty Phát điện 3 đã nhận Công văn giao nhiệm vụ Quản lý vận hành sửa chữa bảo dưỡng (O&M) Nhà máy điện Phú Mỹ 3 kể từ 0h00 phút ngày 01/3/2024, nâng tổng công suất các nhà máy điện EPS quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa chữa trên khắp cả nước là 7.418 MW.

Chat với BizLIVE